Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam ngày 11/4: Ghi nhận ca dương tính số 258, tất cả trường hợp tiếp xúc gần với BN251 đều âm tính lần 1

TEAM XÃ HỘI | 11-04-2020 - 05:54 AM

(Tổ Quốc) - Hiện số ca bệnh tại Việt Nam vẫn là 258 ca. Trong số này, có 144 ca đã được điều trị khỏi.

Liên tục cập nhật...

Bệnh viện Bạch Mai được dỡ bỏ phong toả từ 0h đêm nay

Chiều 11/4, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong đã ký ban hành Quyết định số 1052/QĐ-UBND về việc kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai (phường Phương Mai, quận Đống Đa). Việc kết thúc cách ly này có hiệu lực kể từ 0h ngày 12/4.

Theo quyết định trên, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện cách ly y tế đủ 14 ngày, đáp ứng đủ các yêu cầu như quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, quận Đống Đa quyết định kết thúc việc cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai để bệnh viện có thể tiếp tục thực hiện công tác khám, chữa bệnh bình thường.

xxx6034-15856316757181843317208-crop-1586514106501595204581

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 258

CA BỆNH 258 (BN258): Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú tại xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Bệnh nhân là mẹ BN257 đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm và kết luận dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 11/4.

Người đàn ông suy hô hấp, tử vong trên đường đi cấp cứu không mắc Covid-19

Ngày 11-4, Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cho biết tỉnh này đã nhận được kết quả xét nghiệm của bệnh nhân N.V.D (56 tuổi, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) tử vong chưa rõ nguyên nhân sáng ngày 10-4. Theo đó, bệnh nhân không tử vong do mắc Covid-19.

photo-1

Lực lượng y tế triển khai việc cách ly, khử khuẩn, xét nghiệm sau khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội - Ảnh: Ngô Nhung

Trước đó, sáng 10-4, Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm (Hưng Yên) nhận được thông báo của Bệnh viện đa khoa Phố Nối về trường hợp bệnh nhânN.V. D. được đưa xuống bệnh viện cấp cứu với biểu hiện suy hô hấp, chụp X-quang phổi thấy hình ảnh tổn thương nặng, chưa loại trừ viêm phổi do virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Bệnh viện đa khoa Phố Nối đã đặt nội khí quản, chuyển bệnh nhân D. lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) tiếp tục cấp cứu, điều trị. Tuy nhiên, trên đường đi bệnh nhân đã tử vong. Ngay sau đó, thi thể bệnh nhân được đưa về gia đình ở xã Minh Hải.

Các cơ sở y tế ở Hưng Yên đã lấy mẫu xét nghiệm bệnh Covid-19 đối với người đàn ông này và chỉ đạo Trạm y tế xã phun khử khuẩn tại gia đình cũng như chuẩn bị sẵn sàng phương án nếu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân xác định có mắc Covid-19. Chiều cùng ngày 10-4, mẫu xét nghiệm của bệnh nhân N.V.D. có kết quả âm tính với virus SARS-COV-2.

KHẨN: Nói không với xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh thành phố đã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, sinh phẩm cho phòng xét nghiệm trên địa bàn để đảm bảo có thể xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 tại chỗ.

Tính đến nay, các nước đã có 110 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19, trong đó ngành y tế có 95 phòng, các ngành khác (Nông nghiệp, Quốc phòng) có 15 phòng; 36 phòng xét nghiệm đủ năng lực khẳng định.

Để đảm bảo đầu tư cho công tác xét nghiệm đạt hiệu quả, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện mua sắm, đầu tư máy móc, trang thiết bị xét nghiệm phải được cân nhắc kỹ để phù hợp với nhu cầu và hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí vì trong bối cảnh diễn biên phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới như hiện nay, các máy xét nghiệm, trang thiết bị và sinh phẩm có nguồn cung ứng hạn chế và giá thành cao.

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

100% các trường hợp tiếp xúc gần với BN 251 có kết quả âm tính lần 1

Liên quan đến việc sàng lọc các đối tượng có tiếp xúc gần với bệnh nhân 251, ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC Hà Nam), tính đến thời điểm này, CDC Hà Nam đã nhận được kết quả xét nghiệm của 193 trường hợp được xác định tiếp xúc gần với bệnh nhân 251. Tất cả các trường hợp này cho kết quả âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Đà Nẵng đã cách ly tập trung 42 người đến từ Hà Nội, TP.HCM

Theo thông cáo báo chí do Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Đà Nẵng phát đi vào sáng 11.4, tính đến ngày 10.4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã thực hiện 3.981 xét nghiệm trong đó 6 mẫu dương tính và 3.975 mẫu âm tính với Covid-19 .

Đà Nẵng đã thực hiện giám sát, cách ly các trường hợp đến từ các địa phương có ca bệnh lây lan thứ phát tại cộng đồng (Hà Nội, TP.HCM), trong đó cách ly tại nhà 184 người, cách ly tập trung 40 người Việt Nam và 2 người nước ngoài; cách ly tại nhà 18 người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai .

Cũng theo thông cáo, tính đến ngày 10.4, Đà Nẵng đã kiểm soát gần 44.000 hành khách qua các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra vào Đà Nẵng, qua đó phát hiện 74 trường hợp thuộc diện phải cách ly y tế.

Các chủ phương tiện vận tải ở Hải Phòng ùn ùn kéo đến xin giấy đi ngoại tỉnh

photo-4-1586569616922506471378

Bắt đầu từ sáng 10-4, hàng ngàn chủ phương tiện vận tải hàng hóa đã ùn ùn kéo đến trụ sở các UBND các quận, huyện xin "Giấy xác nhận cho phương tiện vận tải hàng hóa của Hải Phòng ra, vào thành phố".

Theo ông Nguyễn Công Hân, Phó chủ tịch UBND quận Hải An (Hải Phòng), chỉ tính riêng địa bàn quận Hải An đã có trên 9.000 phương tiện đầu xe container nên việc các chủ phương tiện tập trung tại trụ sở UBND quận là không tránh khỏi.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng, đến thời điểm hiện tại đã tổng hợp được danh sách thông tin về lái xe, nơi ở tập trung của lái xe và hành trình chạy xe hàng ngày của các đơn vị đã báo cáo, cụ thể: Về xe container, có tổng 1.527 doanh nghiệp, với 13.989 xe; số đơn vị đã báo cáo là 309, tổng số lượng xe là 2.389 xe, có 957 lái xe là người Hải Phòng, 1.432 lái xe ngoại tỉnh; có 185 địa điểm ở tập trung. Đối với xe tải có tổng 3.812 đơn vị với 9.073 xe; có 181 đơn vị đã báo cáo với 1.777 xe; có 170 bãi, điểm đỗ xe.

Xem thêm tại đây.

BKAV sẽ sản xuất máy thở, giữa tháng 5 xong mẫu đầu tiên

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã cho biết, BKAV sẽ sản xuất máy thở xâm nhập điều trị bệnh nhân Covid-19.

Theo ông Quảng, ngay từ khi có thông tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, BKAV đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án này và đến nay công ty đã hoàn tất kế hoạch sản xuất.

Loại máy thở là PB 560, cũng chính là mẫu máy trước đó Tập đoàn Vingroup sẽ thông báo sản xuất. Máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở. Là thiết bị sống còn giúp các Bác sĩ và Bệnh nhân nặng chống chọi với COVID-19. Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm COVID phải dùng đến máy thở, do đó thế giới đang thiếu nặng các thiết bị này.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây.

Bamboo Airways nối lại các chuyến bay nội địa từ ngày 16-4

Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết sẽ triển khai các chuyến bay nội địa trở lại từ 16-4, ngay khi thời điểm kết thúc cách ly xã hội.

Theo đó, Bamboo Airways tăng cường tần suất trên đường bay Hà Nội - TP. HCM lên bảy chuyến khứ hồi/ngày. Đồng thời tiến tới khai thác bình thường trở lại các đường bay kết nối Hà Nội và TP. HCM tới hầu hết các sân bay trên toàn quốc từ ngày 20-4, gồm các chặng Hà Nội - Cam Ranh/ Đà Nẵng/ Phú Quốc/ Quy Nhơn; và TP. HCM – Đà Nẵng/ Hải Phòng/ Thanh Hóa/ Quy Nhơn/ Vinh.

Đại diện hãng chia sẻ việc công bố bay trở lại từ 16-4 đồng thời cập nhật thông tin vé và lịch trình bay mới trên website của hãng để khách chủ động hành trình. Cùng đó, hãng sẽ thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo tối đa sức khỏe cho hành khách và phi hành đoàn.

Theo PLO.

Thông tin về tình hình sức khỏe của 3 nữ bệnh nhân ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc Bệnh viện đa khoa cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) cho biết, bệnh viện này vẫn đang tiếp tục điều trị cho 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh này gồm bệnh nhân 146, 210 và 238.

Bệnh nhân 146 là nữ quê ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc, Nghệ An) làm việc tại Thái Lan có tiếp xúc với bệnh nhân 122. Người này về nước ngày 19/3 và dương tính với SARS-CoV2 ngày 23/3. Bệnh nhân 146 sau đó được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo để điều trị.

Bệnh nhân 210 quê tại xã Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) từ Thái Lan về nước ngày 20/3. Bệnh nhân 238 là nữ 17 tuổi (trú thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh). Bệnh nhân 238 ở cùng phòng với 210 và dương tính với SARS-CoV2 ngày 4/4.

Thời điểm đầu nhập viện, 2 bệnh nhân 146 và 210 không có biểu hiện ho, sốt, đau họng. Nhưng sau đó 2 bệnh nhân này ho, sốt nhẹ (37,5 độ).

Bệnh viện sau đó đã tiến hành điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế đưa ra và điều trị các triệu chứng bệnh. Cả 2 bệnh nhân sau đó hết sốt, không ho, không khó thở. Sức khỏe ổn định và tốt lên.

Bệnh nhân 238 không bị sốt, ho, đau họng. Tuy nhiên bệnh nhân này lại bị rối loạn tiêu hóa. Sau khi được bệnh viện điều trị, hiện tình trạng bệnh đã giảm, sức khỏe ổn định và tốt hơn nhiều.

Sau thời gian điều trị, phía bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho 3 bệnh nhân. Kết quả cho thấy, 2 bệnh nhân 146 và 210 đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV2. Riêng bệnh nhân 238 đã xét nghiệm nhưng chưa có kết quả.

Ngành giáo dục có thể suy giảm tới 60% vì Covid-19, phải cơ cấu lại ngành

Dịch bệnh Covid-19 đã gây khó khăn lớn cơ sở giáo dục, đặc biệt là khối trường ngoài công lập. Nếu dịch kéo dài đến tháng 6, mức suy giảm có thể lên tới 60% và phải cơ cấu ngành.

Theo báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách- Trường ĐH Kinh tế quốc dân, dịch vụ giáo dục có mức suy giảm kinh tế lớn nhất so với tất cả lĩnh vực.

Kịch bản hết dịch tháng 4 sẽ suy giảm 35% với chuyển đổi học qua mạng. Nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6, mức suy giảm có thể lên tới 60% (cao nhất so với các lĩnh vực) và phải cơ cấu ngành.

Điều này cho thấy tính dễ bị tổn thương và khó phục hồi của lĩnh vực giáo dục, đòi hỏi chính sách hỗ trợ linh động, phù hợp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, dịch Covid-19 kéo dài, ngành giáo dục gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khối các trường ngoài công lập.

Theo ước tính của ngành giáo dục, riêng chi phí lương cho 103.863 cán bộ quản lý, giáo viên ngoài công lập theo mức lương bình quân tối thiểu vùng là 400 tỷ/tháng; chi phí thuê mặt bằng của 3.702 cơ sở giáo dục ngoài công lập từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến cao đẳng sư phạm, đại học cũng từ 450-500 tỷ đồng/tháng.

Ngoài ra, còn các chi phí cho công tác tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh trong nhiều tháng qua và các chi phí khác chưa thống kê hết được.

Theo Dân Trí.

Rủi ro ở công ty có nhiều lao động nhất Sài Gòn

Với 62.000 công nhân, Công ty TNHH Pouyuen, quận Bình Tân, đã có nhiều cách cải thiện chỉ số rủi ro nhiễm nCoV nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Chiều 10/4, ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết Công ty TNHH Pouyuen có số lượng lao động đông nhất thành phố. Kết quả kiểm tra việc bảo đảm an toàn chống dịch tại doanh nghiệp này cho thấy chỉ số rủi ro nhiễm nCoV là 91%, trong khi họ tự đánh giá ở mức 51%.

Nội dung kiểm tra gồm: số lượng công nhân làm việc tập trung, mật độ người lao động trong phân xưởng, tỷ lệ công nhân đeo khẩu trang khi làm việc, kiểm tra thân nhiệt, làm ca đêm...

Ở lần kiểm tra hôm 9/4 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Liên đoàn Lao động thành phố, chỉ số giảm còn 81% nhưng vẫn vượt quá quy định an toàn phòng chống dịch bệnh (trên 80% phải dừng hoạt động). Đây là công ty duy nhất ở quận Bình Tân không đủ điều kiện hoạt động.

"Chúng tôi đang phối hợp đoàn liên ngành ghi nhận các giải pháp doanh nghiệp khắc phục để bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh", ông Thinh nói.

Trả lời VnExpress, ông Kim Vĩnh Cường, Phó chủ tịch Công đoàn Công ty Pouyuen, cho biết sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố có khuyến cáo, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ rủi ro lây lan dịch bệnh.

Công ty đã lắp các tấm chắn ở khu vực bếp ăn tập thể để công nhân giãn cách, tránh tiếp xúc; sắp xếp làm lệch giờ để không tập trung trong cùng thời điểm; đo thân nhiệt 100% công nhân thay vì chỉ thực hiện đối với chuyên gia như trước đây; toàn bộ công nhân phải đeo khẩu trang khi làm việc; trang bị thêm nước sát khuẩn...

"Lúc tan ca bên ngoài công ty lộn xộn là điều khó tránh khỏi do số lượng công nhân quá đông. Nhưng việc này chỉ diễn ra một lúc, khi công nhân lên xe đưa đón tình hình ổn định hơn", ông Cường nói.

Theo VnExpress.

257 ca mắc, 144 ca đã khỏi bệnh

Tính đến sáng ngày 11/4, Việt Nam đã ghi nhận 257 ca nhiễm Covid-19. Trong số đó, đã có 144 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh bao gồm:

- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).

- 112 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 09/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2).

- Tổng số trường hợp đang nghi ngờ được theo dõi cách ly: 2.685 người

- Tổng số trường hợp tiếp xúc gần hoặc nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ (cách ly): 75.337 người

- Số ca vẫn đang dương tính hiện tại: 92 ca

- Số ca âm tính lần 1: 4

- Số ca âm tính lần 2: 7

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM