Vận chuyển hàng không quốc tế: kênh giao thương quan trọng cho xu hướng toàn cầu hoá
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không vẫn là điểm sáng cho ngành hàng không năm 2022. Đây là hình thức có tính cạnh tranh cao, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế khi nó là kênh giao thương giữa các nước ở nhiều khu vực khác nhau.
Theo số liệu từ tháng 4/2022 từ Cục Hàng không Việt Nam, lượng hàng hoá thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 140,7 nghìn tấn, tăng 18,4% so với tháng 4/2021, bao gồm lượng hàng hoá quốc tế với 117,7 nghìn tấn và hàng hoá nội địa đạt 23 nghìn tấn. Theo báo cáo từ Bộ Giao thông Vận tải, tháng 7/2022, vận tải hàng hoá ước đạt 1.129 triệu tấn, trong đó vận chuyển hàng không tăng 8,6%.
Với tốc độ lưu thông cao, trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách với tốc độ bình quân khoảng 800 - 1000km/h so với tàu biển 12 - 25 hải lý/giờ hay ô tô tải 60 - 80km/h. Bên cạnh đó, vận chuyển bằng đường hàng không không gặp trở ngại bởi địa hình hay vị trí địa lý, giảm thiểu chi phí lưu kho, hạn chế tổn thất phát sinh do đổ vỡ và thất thoát hàng hoá. Bởi sự tiện dụng về thời gian và rút ngắn khoảng cách địa lý, hình thức vận chuyển này trở nên phổ biến và chiếm ưu thế.
Vận tải hàng không quốc tế phù hợp với những hàng hoá có giá trị cao, đòi hỏi giao nhanh, an toàn và chính xác như thư tín hàng không, bưu phẩm nhanh, dược phẩm, hàng công nghệ cao, đồ điện tử, thực phẩm, hoa tươi,…
Dịch vụ vận tải hàng không quốc tế thông thường sẽ được thực hiện theo quy trình với nhiều giai đoạn, đòi hỏi các công ty phải kết hợp với công ty vận tải (Forwarder) để ký hợp đồng ngoại thương với nhau. Sau đó, hàng hoá sẽ được đóng gói, ghi ký mã hiệu cho kiện hàng và phía công ty vận tải sẽ cấp cho người xuất khẩu Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder's Certificate of Receipt) để xác nhận về việc đã nhận lô hàng.
Ở khâu xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc có thể thuê công ty vận tải để phụ trách các công việc liên quan như: khai báo Hải quan, xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Cuối cùng, công ty vận tải sẽ làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và sắp xếp phương tiện lấy hàng ra khỏi sân bay để giao đến kho của người nhập khẩu.
Dịch vụ vận chuyển hàng không của ITL
Các hình thức vận chuyển hàng không phổ biến nhất hiện nay bao gồm: vận chuyển hàng không nội địa, vận chuyển hàng không quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không… đều được ITL cung cấp đến khách hàng tại Việt Nam và Đông Dương.
ITL cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không, bao gồm các dịch vụ giao nhận tại sân bay, dịch vụ giao nhận hàng tận nơi (Airport-to-Airport, Airport-to-Door, Door-to-Airport và Door-to-Door) tùy theo nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, ITL có khả năng xử lý và cung cấp các dịch vụ đặc biệt như quét mã vạch, dịch vụ vận chuyển đặc biệt dành cho hàng dễ hư hỏng, hàng nguy hiểm, hàng lạnh, hàng may mặc và các dịch vụ khác như dịch vụ nâng hàng nặng và dịch vụ bao trọn chuyến bay.
Ngoài ra, Trung tâm vận tải hàng không ITL còn là tổng đại lý khai thác hàng hóa hàng đầu ở Việt Nam và khu vực Đông Dương cho các hãng hàng không (GSA/GSSA). Chúng tôi là đối tác lý lưởng cho các hãng hàng không hoạt động trong khu vực, khai thác hàng hóa cho hơn 300 chuyến bay mỗi tuần và là đại diện của hơn 22 hãng hàng không danh tiếng trên thế giới như Thai Airways, Delta Airlines, Vietnam Airlines, Hongkong Air Cargo, Maskargo, Lao Airlines, Airfrance, ANA Cargo, Etihad Cargo, Avianca Cargo …
Bằng việc vận dụng hiệu quả những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình hoạt động lâu dài tại Việt Nam và khu vực, ITL có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không một cách an toàn, nhanh chóng với mức chi phí tối ưu nhất. Linh hoạt trong mọi tình huống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các dịch vụ đã tạo nên sự khác biệt và nổi bật của ITL.