Mạo hiểm là gì? Có thể hiểu là đoạn hầm tối tăm trước khi đến đích, là cơn bão trước khi thấy cầu vồng… Nói cách khác, là những thứ không chắc chắn, nghi hoặc, tệ hại trước khi những điều tuyệt với xảy ra.
Một vài người cố vượt qua những đoạn đường khúc khuỷu, hiểm trở, số còn lại thì chọn cách đứng yên, ở lại. Tại sao phải mạo hiểm lựa chọn thứ không biết chắc chắn có thành công hay không? Nhưng hãy thử nhìn từ góc độ khác, sự mạo hiểm giúp đạt được những thứ không bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
Nếu nghĩ chỉ những ai có tiền mới có thể mạo hiểm thì bạn đã nhầm. Trước khi đạt được những thành công như bây giờ, họ không khác gì bạn. Điều khiến họ khác biệt, chính là biết chấp nhận rủi ro.
Elon Musk
Elon Musk là nhà sáng lập của hai công ty: Tesla và Space X. Cả hai đều hoạt động rất phát triển trong lĩnh vực của mình, khiến Elon trở thành người giàu thứ 12 trên thế giới. Nhưng ể đạt được thành tựu này, ông đã trải qua khoảng thời gian rất khó khăn.
Sau khi nhận khoản tiền từ PayPal, Elon quyết định sẽ đầu tư vào đam mê của mình. Đầu tiên, ông muốn biến giấc mơ định cư trên sao hỏa thành sự thật. Nên đã thành lập một tập đoàn thực hiện việc phóng tên lửa lên không gian, vì vậy công ty Space X ra đời.
Tuy nhiên, ba lần phóng thử đầu tiên hoàn toàn thất bại, khiến cho công ty đứng trên bờ vực bị phá sản. Ông chỉ còn đủ chi phí để có thể phóng một tên lửa vào không gian. Elon kiên định theo đuổi giấc mơ của mình đến cùng và may mắn đã mỉm cười với ông, lần phóng thứ tư đã thành công rực rỡ.
Một đam mê khác của Elon là thiết kế ra những chiếc ô tô chạy bằng năng lượng tái tạo. Vì vậy, hãng xe Tesla ra đời và cho ra mắt dòng xe đầu tiên năm 2008, khi đang có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giá của dòng xe đắt gấp đôi so với dự kiến nên công ty đã có thể phải đóng cửa, nếu không có nguồn vốn tiết kiệm của Elon Musk và những đánh giá tích cực cho dòng xe này.
Jeff Bezos
Dù đã có mọi thứ nhưng người này vẫn từ bỏ tất cả để bắt đầu một con đường mới. Đó chính là Jeff Bezos. Sau khi tốt nghiệp và có bằng ngành khoa học máy tính, Jeff đã thử ứng tuyển vào các công ty ở phố Wall, ở đây ông trở thành phó chủ tịch trẻ tuổi nhất vào năm 1990. Dù có một công việc ổn định và mức lương khổng lồ, Jeff muốn tự thành lập công ty của mình. Ông đã từ chức và bay đến Seattle để tạo dựng một nền tảng bán sách online.
Chỉ trong hai tháng, doanh thu của công ty đã đạt 20000 đô la, và đó chính là Amazon-nền tảng mua bán trực tuyến được sử dụng rộng rãi hiên nay.
Robin Chase
Bạn sẽ làm gì nếu có ý tưởng nhưng thiếu nguồn tiền hỗ trợ? Phần lớn chúng ta sẽ từ bỏ vì nghĩ sẽ không thể làm gì. Nhưng với Robin Chase thì không. Bà và người bạn của mình, Antjie Danielson đã hoàn toàn tin rằng thị trường hoạt động cho dịch vụ chia sẻ xe sẽ phát triển.
Khi họ trình bày ý tưởng, mọi người đều cho rằng mô hình không khả thi. Lý do thứ nhất vì internet thời bấy giờ chưa phát triển và thứ hai là bởi không ai muốn đi chung xe với một người chưa từng quen biết. Vì những lý do trên, Robin đã có khoảng thời gian khó khăn khi khởi nghiệp.
Hai người làm việc không biết mệt mỏi và tới năm 2000, công ty có tên Zipcar đã thành lập chỉ với hai chiếc xe. Ngày nay, công ty đã có 9000 chiếc xe hoạt động trên khắp nước Mỹ, Anh và Canada.
Bill Gates
Mơ ước của ông là tạo nên những chiếc máy tính cá nhân tiện ích ở nhà và trong văn phòng. Tuy nhiên, giấc mơ đó có vẻ khó thực hiện bới công nghê máy móc thời bấy giờ. Hơn nữa, sau khi thôi học tại Havard và cạnh tranh với đối thủ của mình Steve Jobs, cơ hội dành cho Bill Gates là rất thấp. Thế nhưng ông vẫn kiên định tin vào bản thân có thể tạo nên phần mềm hữu dụng cho máy tính.
Và giờ đây, cả thế giới không chỉ biết ông là người sáng lập phần mềm Microsoft mà còn là một trong những người giàu nhất thế giới.
Larry Ellison
Có những kĩ năng cơ bản về máy tính, Larry và hai đồng nghiệp của ông thành lập Phòng thí nghiệm Phát triển Phần mềm và phát triển tập đoàn Oracle. Vào năm 1990, công ty suýt phải đóng cửa vì vấn đề ngân sách, các công ty đối thủ chiếm gần hết thị phần của Oracle.
Ellison đã không từ bỏ, ông quyết định "thay máu" toàn công ty, tuyển đội ngũ quản lý mới và tung ra hệ thống cơ sở dữ liệu 7 mang lại thành công đáng kể.
Vera Wang
Đối hướng sự nghiệp khi đang trên đỉnh vinh quang là một bước đi táo bạo. Bỏ ngang con đường trượt băng nghệ thuật, Vera thử thách bản thân khi đầu quân cho tạp chí thời trang Vogue.
Chỉ trong một năm, bà đã được thăng cấp lên chức biên tập cấp cao của tạp chí. Sau đó 15 năm, Vera rời Vogue và gia nhập Ralph Lauren làm giám đốc thiết kế. Trong lúc làm việc và quan sát thị trường thời trang, Vera cảm thấy những bộ váy cưới chỉ đang dành cho những ai có thân hình mảnh dẻ. Điều đó thôi thúc bà tạo nên những bộ váy phù hợp với bất cứ ai, với mọi tạng người.
Năm 1990, bà đã mở một viện thiết kế của riêng mình tại khách sạn Carlyle, trên đại lộ Madison, New York và nổi tiếng với thương hiệu áo cưới mang tên mình. Váy cưới và vương miện của Vera Wang là mơ ước của các cô dâu trong ngày cưới và là biểu tượng của một đám cưới lộng lẫy
Drew Houston
Thử tưởng tượng một người sáng lập thành công nói rằng sẽ kết liễu doanh nghiệp của bạn bằng sản phẩm của anh ta? Liệu bạn còn tự tin tiếp tục con đường của mình? Drew Houston đã bỏ qua lời cảnh cáo của Steve Jobs và kiên định với sản phẩm của mình.
Trong lúc Drew Houston và Arash Ferdowsi - đồng nghiệp của anh bận bịu sáng chế ra một phần mềm cho phép bạn chia sẻ dữ liệu như ảnh, video qua bất kì thiết bị nào, Steve Jobs cũng đang nghiên cứu sản phẩm có tính năng tương tự, đó chính là dịch vụ lưu trữ trực tuyến iCloud.
Drew cảm thấy hơi chùn bước, nhưng vẫn quả quyết với ý tưởng của bản thân. Và ngày nay, dịch vụ chia sẻ dữ liệu Dropbox phục vụ hơn 500 triệu người dùng và được thiết kế dành cho cả các doanh nghiệp.
Richard Branson
Được nói đến là một trong những nhà kinh doanh lão luyện và là nhân vật nổi bật trong giới, Richard cũng phải trải qua nhiều lần thất bại, rủi ro. Một trong những lần mạo hiểm nhất là khi ông giới thiệu dịch vụ hàng không của mình.
Hãng hàng không của Branson phải cạnh tranh với một thương hiệu nổi tiếng khác: "British Airway" – hãng hàng không của vương quốc Anh. Hơn nữa, ông đã phải bán 49% tiền cọc cho hàng không Singapore để trang trải lúc khó khăn.
Nhưng cuối cùng thì mọi nỗ lực đều được đền đáp. Virgin Group do ông sáng lập hiện đã sở hữu hơn 300 công ty trên 30 nước.
*Tham khảo Bornrealist