Nhắc đến khả năng tái sinh chắc hẳn nhiều fan hâm mộ của Marvel sẽ nghĩ ngay tới Deadpool, thế nhưng loài vật mà chúng ta đang nói đến lại là loài giun. Như những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, giun đất có thể tự tái sinh khi cơ thể được chia nhỏ thành 22 phần khác nhau.
Thế nhưng sự tái sinh của giun đất vẫn chỉ là hữu hạn mà thôi và những phần bị cắt của nó cũng không thể tái sinh hoàn toàn.
Một số thí nghiệm đã phát hiện ra rằng khi cơ thể của giun đất được chia ra thành các phần khác nhau, thì phần cơ thể có chứa đuôi sẽ có khả năng tái sinh yếu nhất, tiếp theo là phần cơ thể không có đầu cũng không có đuôi và phần cơ thể có khả năng tái sinh mạnh nhất là phần có chứa đầu của con giun. Trên thực tế, một con giun đất có thời gian sống càng lâu thì khả năng tái sinh của cơ thể nó sẽ càng mạnh. Hơn nữa, khi chiều dài của đoạn bị cắt bỏ lớn hơn 1/2 tổng chiều dài của cơ thể giun đất thì giun đất sẽ bị tổn thương và chỉ có thể tái sinh một phần và khó có thể tái sinh hoàn toàn về chiều dài cơ thể ban đầu.
Ngoài ra, khi các đoạn cơ thể ở đầu bị cắt bỏ quá nhiều lần sẽ gây ra hiện tượng không thể tái sinh, thậm chí tử vong trực tiếp. Do đó, khả năng tái sinh của giun đất bị hạn chế, và nó vẫn thua xa khả năng của Deadpool.
Các loài động vật khác như tắc kè thì chỉ mọc được đuôi, nhện chỉ mọc được chân mới, khả năng tái sinh của chúng còn kém hơn giun đất. Động vật bọt biển có thể tái sinh từ bất cứ bộ phận nào, nhưng vì nó không có hệ thần kinh - và liệu nó có phải là động vật hay không, thì cho tới nay các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về nó, vì vậy động vật bọt biển không nằm trong phạm vi thảo luận hôm nay.
Và hôm nay chúng ta sẽ nói đến một loài động vật thần kỳ khác, khả năng tái sinh phi thường của nó có thể sánh ngang với Deadpool, mạnh hơn giun đất rất nhiều lần, vì dù bất cứ bộ phận nào của nó bị mất đi thì vẫn có thể mọc lại một cái mới, kể cả là đầu . Và loài động vật này thuộc về họ giun vòi (Nemertina), và chúng được biết đến với cái tên là Lineus (giun dây giày).
Hiện có khoảng 1.275 loài giun Lineus, thuộc hai lớp và bốn bộ, phân bố theo địa lý, từ Bắc Cực đến Nam Cực và hầu hết chúng sống trong nước biển. Chiều dài của các loài này từ vài micromet đến vài mét. Ví dụ, Lineus longissimus được tìm thấy ở eo biển Anh có thể dài tới 30m.
Chúng là loài ăn thịt. Tuy là loài săn mồi nhưng chúng không sở hữu tốc độ di chuyển nhanh, thay vào đó chúng sẽ chờ đợi khoảnh khắc con mồi sơ hở và lao ra tấn công bằng một nhát cắn.
Loại giun Lineus được tìm thấy ở vịnh Hiroshima, Nhật Bản có chứa một lượng lớn độc tố tetrodotoxin, tổng lượng độc tố của cơ thể giun có thể lên tới 14.734 MU/g, phân bố chủ yếu ở các tế bào biểu bì của cơ thể giun, mõm, lòng mõm, thành ruột gần mạch máu, và thậm chí là ở cả cơ quan bài tiết. Trứng của chúng cũng chứa một lượng độc tố tetrodotoxin nhất định. Một số loài giun Lineus khác sẽ không săn mồi mà chúng sẽ ăn trứng của một số loài cá hoặc động vật giáp xác.
Mặc dù giun Lineus phân bố rộng rãi nhưng trong số rất nhiều loài sinh vật, chúng lại là loại động vật còn thiếu rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nguyên nhân có thể là do chúng ít có giá trị kinh tế cũng như ứng dụng.
Nói về khả năng tái sinh, nhân vật chính của chúng ta thì giun Lineus sanguineus là loài có khả năng tái sinh mạnh mẽ nhất, chúng có thân hình mảnh mai và chiều dài cơ thể khoảng 20cm, chủ yếu sống ở đông bắc Đại Tây Dương và hai bờ biển Bắc Mỹ.
Lineus sanguineus là loài có khả năng tái sinh mạnh nhất được biết đến trong số các loài động vật hiện có trên Trái Đất. Về mặt lý thuyết, cơ thể của loài này có thể bị cắt bỏ nhiều lần, và thậm chí toàn bộ cơ thể có thể được mọc lại từ một phần 200.000 của cơ thể.
Trên thực tế, khả năng tái sinh đều có ở các loài giun và chúng chỉ khác nhau ở khả năng và mức độ tái tạo lại cơ thể. Về lý do tại sao loài giun lại có khả năng tái sinh mạnh mẽ như vậy, thì mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một gen lạ ở loài giun có tên là Hofstenia miamia, nó cũng có khả năng tái sinh tương tự như giun đất khi cắt thành hai hoặc ba đoạn rồi vẫn có thể tái sinh hoàn toàn cơ thể.
Các nhà khoa học đã giải trình tự các gen của loài này, sau đó chia tách chúng thành hai phần riêng biệt, quan sát phản ứng động của DNA trong quá trình tái sinh cho thấy EGR (Protein phản ứng tăng trưởng sớm, bao gồm EGR1, EGR2, EGR3 và EGR4) là gen được hoạt động chính trong quá trình quy trình này. Khi các nhà khoa học phá hủy chức năng gen của EGR, chúng không còn phát triển và khả năng tái sinh cũng biến mất. Nói cách khác, EGR có liên quan mật thiết đến khả năng tự phục hồi, giúp kích hoạt quá trình tái sinh của các loài giun.
Phải nói rằng, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thí nghiệm và kết quả thực nghiệm, và cũng chưa thể đưa ra ứng dụng vào bất cứ lĩnh vực nào. Nhưng biết đâu trong tương lai, các nhà khoa học lại ứng dụng được khả năng tái sinh này lên con người thì có lẽ nhân loại ai cũng sẽ là Deadpool.