Câu chuyện GenZ và chiếc lưng đau
Nếu như bạn đi cùng tôi ngoài đường, chắc chắn sẽ thấy tôi 20 - 30 phút lại bỏ tay lái bên trái để chống tay vào lưng và 'ưỡn' người cho đỡ mỏi lưng. Do tính chất công việc phải ngồi máy tính nhiều (5 - 6 tiếng một ngày) ở công ty, sau đó về nhà thì lại... ngồi máy tính ở nhà tiếp 2 -3 tiếng nên dù mới 25 tuổi nhưng chiếc lưng của tôi 'xuống cấp' không khác gì một người hơn 40 tuổi vậy!
Một yếu tố lớn dẫn đến tình trạng này không đơn giản là tôi ngồi nhiều, mà vì tôi đang ngồi trên một chiếc ghế không có tính công thái học. Chiếc ghế này tôi được công ty cấp từ những ngày đầu vào làm việc, đến giờ lớp đệm đã 'xẹp lép', còn không có tựa cổ cũng như phần đỡ lưng dưới (lumbar).
Không muốn tình hình này tiếp diễn để rồi về già phải ngồi xe lăn hoặc thậm chí nằm liệt một chỗ, tôi quyết định nâng cấp chất lượng công thái học khi làm việc bắt đầu ngay với chính chiếc ghế ngồi hàng ngày. Sau một hồi đắn đo suy nghĩ, cuối cùng tôi chọn được chiếc...
Epione FortisChair
2 yếu tố khiến tôi lựa chọn chiếc ghế này thay vì các lựa chọn khác: Thương hiệu và giá tiền. Trước khi chọn mua ghế, tôi cũng đã nghe tới thương hiệu Epione này từ các người bạn và cả các reviewer công nghệ. Đây là một thương hiệu đến từ Việt Nam, trước đây đã nổi lên thị trường với các sản phẩm bàn nâng hạ (bàn đứng) rồi.
Chọn mua sản phẩm từ một thương hiệu nội địa thì thời gian vận chuyển sẽ ngắn hơn, và nếu như có gặp vấn đề gì tôi cũng sẽ có thể dễ dàng liên hệ với hãng để được hỗ trợ chứ không như các sản phẩm xách tay. Ghế được Epione bảo hành tới 2 năm, và đây cũng là chiếc ghế 'xịn' đầu tiên tôi mua nên những yếu tố kể trên cũng khá quan trọng trong quyết định mua hàng.
Tiếp theo là vấn đề giá bán. Dù cũng đã được ngồi thử 1 vài sản phẩm ghế công thái học rất tốt khác của những người bạn, nhưng khi hỏi ra giá tiền thì tôi cũng cảm thấy 'choáng váng'. Có những chiếc ghế có giá bán lên tới cả chục triệu đồng, vượt tầm tiền mà tôi muốn bỏ ra. FortisChair là lựa chọn 'vừa túi tiền' nhất của Epione, có giá niêm yếu là 3.990.000 Đồng và sau khi áp dụng mã thì chỉ còn 3.190.000 Đồng - mức giá mà tôi không cảm thấy phải 'xót ví' khi bỏ tiền ra đầu tư.
Đây cũng là trải nghiệm đầu tiên của tôi trong việc lắp ráp bàn ghế nói chung và ghế công thái học nói riêng. Quá trình này cũng trở nên dễ dàng hơn khi ghế đi kèm với một hướng dẫn lắp ráp trực quan bằng hình ảnh. Những con ốc, long đen, vít xoay cũng được đóng gói và đánh số giống với trong quyển hướng dẫn để tiện theo dõi.
Tất nhiên rồi, tôi vẫn là dân văn phòng không thường xuyên lắp ráp gì nên dù hướng dẫn sử dụng rất trực quan nhưng cũng phải 'loay hoay' trong 45 phút thì mới lắp xong chiếc ghế này. Những bạn nào có kinh nghiệm lắp đồ gia dụng thì chắc chắn sẽ quen tay hơn và có thể lắp được chiếc ghế này trong 30 phút, vì thực ra tất cả cũng chỉ là gắn ốc rồi ghép các thành phần vào với nhau như lego mà thôi!
Lắp xong rồi, ngồi thử luôn nào! Điều đầu tiên mà tôi nhận ra đó là tất cả những bề mặt tiếp xung với người ngồi của FortisChair đều sử dụng vật liệu là lưới mà hãng gọi là 'BreathMesh' chứ không phải là đệm mút hay da, với ưu điểm là rất thoáng khí mặc dù vẫn cho khả năng nâng đỡ không khác gì so với các vật liệu khác.
Ngồi FortisChair, lần đầu tiên tôi cảm thấy gió từ quạt trực tiếp vào lưng và hông, rất 'thông thoáng'! Càng ngồi lâu thì tôi càng cảm thấy thích thiết kế này, nó phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, lưng và hông sau vài tiếng ngồi không bị đọng mồ hôi, quần áo luôn khô ráo và sạch sẽ.
Và cuối cùng thì tôi cũng đã được sử dụng một chiếc ghế có phần đỡ ở lưng dưới! Phần này được làm tách biệt ra khỏi tấm đỡ lưng chứ không ghép lại thành 1 như các loại ghế giá rẻ, gọi là bản lưng kép ALLS. Một điểm đã bị cắt giảm so với các phiên bản ghế đắt tiền hơn của hãng là phần đỡ lưng được đặt cố định, không di chuyển lên xuống được. Tuy vậy phần này được làm to bản, cho cảm giác nâng đỡ tốt ở vị trí mặc định nên tôi cũng không có phàn nàn gì cả.
Mâm ngồi cũng tương tự, được thiết kế lớn nên cho cảm giác ngồi thoải mái ngay từ lần thử đầu tiên. Phần này cũng được làm bằng vải lưới BreathMesh, bên cạnh việc thoáng khí cho phần hông thì tôi cũng cảm thấy yên tâm vì sẽ không bị 'xẹp' xuống theo thời gian như đệm mút trên chiếc ghế cũ.
Mâm ngồi được thiết kế với 1 độ cong phù hợp, nên khi ngồi tôi không có cảm giác như phần 'mũi' đang chạm vào bắp chân. Khi đặt đúng độ cao, đầu gối của tôi sẽ được đặt vuông góc và chân đặt thẳng xuống đất, một cách ngồi thoải mái và đúng hơn rất nhiều so có phần 'vắt vẻo' trước đây.
Cũng quan trọng không kém là phần đệm đầu, một thứ mà chiếc ghế cũ của tôi không hề có.
Đệm đầu có thể di chuyển lên xuống được để phù hợp với đầu người dùng, đồng thời được kết nối với phần lưng bằng một thanh trượt (gọi là thiết kế Linked-Fit) để di chuyển thành 1 đường thẳng khi ngả lưng ra sau. Giống với các thành phần khác, đệm đầu được làm to bè theo chiều ngang và có một độ cong hợp lý nên nâng đỡ được tốt phần đầu, giảm áp lực xuống cổ, vai, gáy giúp tôi không nhức mỏi khi ngồi nhiều tiếng liên tục.
Thành phần có khả năng điều chỉnh linh hoạt nhất là nghỉ tay. Thành phần này có thể điều chỉnh ra trước, sau, xoay sang phải và trái cũng như nhấn một nút ở cạnh bên để chiều chỉnh độ cao. Tôi điều chỉnh tay cao lên một chút để ngang với mặt bàn, từ đó đưa tay thẳng về phía trước khi gõ phím.
Các cơ chế điều chỉnh của phần đặt tay đều có khấc, tôi có thể 'đếm' được chính xác vị trí đã điều chỉnh để đặt 2 bên cân bằng với nhau.
Phần piston của ghế tên là LANTAN Class 4 chịu tải được tối đa 140kg, phù hợp với đa phần người Việt. Trong những ngày đầu sử dụng piston di chuyển mượt, giữ chắc chắn ghế khi đang ngồi, hãng cũng công bố rằng thành phần này đạt các tiêu chuẩn độ bền là DIN 4550, ANSI/BIFMA nên tôi cũng yên tâm rằng trải nghiệm này sẽ không thay đổi trong một thời gian dài.
Một tính năng khác cũng đáng quan tâm của chiếc ghế này là có thể ngả ra sau, điều chỉnh bằng một cần gạt ở cạnh phải. Tôi ngồi làm việc cũng thường 'ngửa' ra phía sau một chút, nên việc có thêm tính năng này là một điểm cộng.
Nếu ngả hết ra sau thì ghế sẽ tạo góc 135 độ và có thể dùng để ngủ trưa. Tôi thì lại không có thói quen ngủ trưa ở văn phòng nên không tận dụng tính năng này, nhưng tất nhiên là có để sử dụng lúc nào cần cũng vẫn là một điều tốt.
Mặc dù được lắp ráp bởi một 'tay mơ' như tôi nhưng ghế vẫn chắc chắn, không có cảm giác bị chòng chành sang 2 bên. Tôi khá là nhạy cảm với điều này, nếu ngồi trên những chiếc ghế hoàn thiện kém thì chắc chắn sẽ bị chóng mặt sau một thời gian ngắn sử dụng, rất may là FortisChair không nằm trong số đó.
Có mức giá 'bình dân' hơn, thì chắc chắn FortisChair cũng đã có sự cắt giảm so với các sản phẩm cao cấp hơn của Epione. Phần đế được làm bằng kim loại, nhưng phần ghế ngồi phía trên được hoàn thiện bằng nhựa. Cũng đã đề cập thì phần đệm đỡ hông không thể điều chỉnh độ cao, phần đệm đầu thì điều chỉnh được độ cao nhưng không có khả năng nghiêng lên xuống (tilt).
Tuy vậy trên thực tế sử dụng, ghế vẫn được hoàn thiện một cách chắc chắn và các thành phần đều được thiết kế to bản, đặt ở vị trí hợp lý sẵn rồi nên cho cảm giác ngồi thoải mái trong suốt thời gian làm việc. Và với tôi thì đây là những thứ quan trọng nhất đối với 1 chiếc ghế rồi!