Những ngày vừa qua, MV Don’t Break My Heart của Binz đã tạo nên nhiều làn sóng tranh cãi ở các diễn đàn mạng xã hội. Tranh cãi càng trở nên bùng nổ hơn khi biển hiệu quảng cáo tại Tokyo được đăng tải trên các trang mạng xã hội với nội dung: "Binz - rapper số 1 Việt Nam". Sau thành công của Bigcityboi, Rap Việt và loạt ca khúc hit cũng như các giải thưởng âm nhạc, Binz dần vươn lại vị thế hàng đầu trong thị trường âm nhạc, trở thành cái tên thu hút cộng đồng hơn bao giờ hết. Nam rapper cũng nhận được nhiều lời mời trở thành đại diện thương hiệu cho nhiều nhãn hàng, xuất hiện trên nhiều trang bìa tạp chí thời trang danh giá, là gương mặt trendsetter của nhiều xu hướng nổi bật trong những năm gần đây. Tuy vậy, cư dân mạng vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh danh xưng này cũng như MV mới nhất của Binz - Don’t Break My Heart.
Với tư cách của một người xuất thân từ nền văn hóa Hiphop, underground thời kỳ đầu tại Việt Nam, học tập tại cái nôi của nền công nghiệp giải trí thế giới New York, anh đặt câu hỏi điều chúng ta muốn hướng đến là "Thị trường âm nhạc hay Nền công nghiệp âm nhạc?". Ngay lập tức, quan điểm từ vị đạo diễn hàng đầu nhận được sự đồng tình và sự tôn trọng từ cư dân mạng.
Từ góc nhìn của một người đã tiếp xúc văn hóa Hiphop từ 20 năm trước và gặt hái nhiều thành công bậc nhất trong lĩnh vực nghệ thuật đại chúng, anh đặt câu hỏi "Thị trường âm nhạc hay nền công nghiệp âm nhạc?". Nguyên văn bài chia sẻ của đạo diễn Việt Tú như sau:
"Thị trường âm nhạc hay Nền công nghiệp âm nhạc"?
Viết nhân dịp Binz hay nói đúng hơn là SpaceSpeakers (SS) ra mắt một MV để mở màn cho một năm 20SS đầy kế hoạch lớn của họ.
"Don’t Break My Heart" có phần hình ảnh và âm nhạc mang phong cách FUTRORISTIC (Futuristic x Retro) với các xu hướng hình ảnh thời thượng của Metaverse. Cầm trịch bởi Touliver và quan trọng hơn cả là một dàn nghệ sĩ hạng Premium: Từ BinZ tới cameo Touliver, Soobin, và học trò Typh, với các các mỹ nhân nóng bỏng homosexual, bản thân nó đã là một bom tấn, nhìn đâu cũng thấy trendy, là kết quả của một kế hoạch bài bản, đường dài mà SS xây dựng từ 2021. Nhưng đó chỉ là một vệt màu trong bức tranh mang phong cách Andy Warhol hay Jean M Basquiat mà SpaceSpeakers - vốn đang ở vị trí tiên phong của nền công nghiệp âm nhạc Việt - muốn mang tới.
Cách đây mấy tuần trước post này, Forbes đã cập nhật danh sách các tỷ phú Rapper mới nhất, tiên phong từ Dr.Dre, tiếp đến là Kanye West, rồi Jay Z, Rihanna và danh sách này sẽ còn hứa hẹn nhiều nữa… Vậy nghệ sĩ thế giới làm gì để trở thành tỉ phú USD, là do:
1. Âm nhạc và bản quyền âm nhạc (giá trị cốt lõi).
2. Hệ sinh thái (được tạo ra từ chính giá trị của họ) bao gồm không giới hạn những thứ không thuộc về âm nhạc.
Câu trả lời là cả hai, hay chủ yếu đến từ (2). Thậm chí có những trường hợp như Dr.Dre, Kanye West, hay Rihanna nó chính là 2. Và nếu trong các nền tảng âm nhạc hiện tại ở Việt Nam, nếu có platform nào đủ tầm vươn tới bảng xếp hạng của Forbes nhất có lẽ cũng chính là SpaceSpeakers.
Trong chiến dịch này của SS, ít ai để ý tới dòng chữ in đậm, bé tí ở dưới credit MV của Binz: Special thanks to my friend VinID, vậy VinID là ai? Nếu SpaceSpeakers đang là platform tiên phong trong việc: Tạo ra một và các nghệ sĩ hàng đầu thị trường - Khai thác giá trị cốt lõi của họ – Tạo ra hệ sinh thái thương mại từ giá trị cốt lõi đó, thì VinID chính là một platform công nghệ tiên phong trong việc dùng công nghệ hỗ trợ các nghệ sĩ có tầm nhìn để phân phối không chỉ là tấm vé xem concert, MV, mà cả hệ sinh thái của nghệ sĩ ấy đến cộng đồng fan của họ.
Ekip VinID đã huy động tới 117 nhân sự để hỗ trợ SpaceSpeakers tạo ra những viên gạch đầu tiên của cái gọi là nền công nghiệp âm nhạc đúng nghĩa tại Việt Nam, điều mà trước đó chúng ta chỉ mới biết dưới khái niệm là Thị trường âm nhạc. Tại sao họ lại làm điều đó vì SS là platform đầu tiên có hệ sinh thái đó.
Bắt đầu từ "Bigcityboi", tiếp nối bởi "Don’t Break My Heart" và… mô hình này của SS sẽ được nhiều platform âm nhạc tại Việt Nam đi theo nhưng giá trị lớn nhất mà họ tạo dựng được chính là những viên gạch đầu tiên của cái gọi là nền công nghiệp âm nhạc đúng nghĩa, nơi nghệ sĩ có thể sống bằng chính giá trị cốt lõi và hệ sinh thái của mình, thay vì tiếp tục theo một quy trình ngược của thị trường âm nhạc Việt hiện tại: ra mắt sản phẩm: single, MV, album, tour… chỉ mong hoà vốn, rồi sau đó có thương hiệu và đi chạy event, hay nhận quảng cáo để rồi bào mòn chất xám và sự sáng tạo của nghệ sĩ chỉ trong vài năm trong một vòng quay lặp lại.
Đó là lý do tại sao tôi lại viết post này, không phải để khen một MV vốn đã có quá nhiều lời khen, vì tôi nhìn thấy ở họ, giấc mơ của tôi, một đứa trẻ cách đây hơn 20 năm với chiếc quần bò rách te tua, đôi giày patin ở tượng đài Lê Nin, nghe những giai điệu hiphop oldschool để mẹ của mình phải hỏi: "Con đang nghe cái quái gì vậy?". Để rồi sau đó một mình một ba lô với những giai điệu của Notorious BIG, Tupac, Dr.Dre… trên những con phố ở Brooklyn, Queen, Harlem…và ước một ngày nào đó tất cả nghệ sĩ Việt Nam sẽ có một nền công nghiệp âm nhạc, công nghiệp văn hóa đúng nghĩa để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực.
PS: 2 0 S S = 2 0 2 2 (nghĩa là năm nay là năm của SS)".
Bên dưới bài chia sẻ của đạo diễn Việt Tú, nhiều người bày tỏ sự đồng tình trước quan điểm này và cho rằng đây là cơ hội để Binz cũng như SpaceSpeakers dám thử thách bản thân, mở rộng hệ sinh thái, hướng tới thị trường quốc tế thay vì lặp lại công thức cũ.