Danh sách thực phẩm "độc bảng A" có thể gây ung thư mà WHO công bố: Ngoài thịt xông khói thì các món này cũng được khuyên ăn càng ít càng tốt

Bảo Nam | 02-02-2021 - 10:06 AM

(Tổ Quốc) - Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe, ngoài thịt chế biến sẵn thì những thực phẩm dưới đây cũng có nguy cơ gây ung thư cao.

Xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng... là những loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện đại vì chúng dễ bảo quản, tiện lợi, hơn nữa khi ăn lại đem về hương vị độc đáo. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chế biến sẵn này đều có chung đặc điểm: Ít dinh dưỡng, nhiều chất béo, nhiều đường hoặc nhiều muối, do đó, chúng có thể tác động xấu đến sức khỏe của người ăn.

Vào ngày 18 tháng 12 năm 2020, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ (AJCN) tiết lộ rằng thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.

unnamed (2).jpg

Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã phân loại các thực phẩm chế biến sẵn vào nhóm 1 nghĩa là có khả năng gây ung thư cho con người.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã phân tích dữ liệu từ 10 nghiên cứu và ước lượng được rằng nếu mỗi người tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn hàng ngày thì nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng lên khoảng 18%. Nguyên nhân khiến thịt chế biến sẵn gây ung thư là bởi chúng chứa nhiều chất phụ gia, có thể chứa các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến hoặc nấu thịt.

Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn không cần từ bỏ hoàn toàn sở thích ăn xúc xích, giăm bông... nhưng cần hạn chế. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài thịt chế biến sẵn, những thực phẩm này cũng được WHO khuyến cáo nên hạn chế sử dụng

Chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến sức khỏe, ngoài thịt chế biến sẵn thì những thực phẩm dưới đây cũng có nguy cơ gây ung thư cao.

1. Cá muối Trung Quốc

Cá muối kiểu Trung Quốc đã được WHO liệt vào danh sách "nhóm gây ung thư số 1" nghĩa là có khả năng gây ung thư, cùng nhóm với thuốc lá và rượu.

Cũng giống như thịt chế biến, cá muối Trung Quốc trong quá trình sản xuất có thể tạo ra hợp chất nitroso, sau khi ăn vào dạ dày sẽ kết hợp với nitrosamine axit dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và ung thư ruột kết.

tooopen_sy_222322232281524.jpg

2. Thực phẩm bị mốc

Yếu tố gây ung thư thường có trong lạc mốc, ngô mốc, gạo mốc... Nó cũng phổ biến trong các chế phẩm làm từ hạt mốc và các loại thực phẩm khác nhau.

Thực phẩm bị mốc có chứa độc gây ung thư mạnh là aflatoxin B1, nguy cơ phổ biến nhất là gây ung thư gan. Ăn một lượng lớn một lúc có thể gây ngộ độc cấp tính. Viêm gan cấp, hoại tử gan, nhiễm mỡ tế bào gan và tăng sản ống mật có thể dẫn đến tử vong. Cho nên để bảo vệ sức khỏe bản thân thì bạn nên tránh tuyệt đối những thực phẩm có dấu hiệu bị mốc.

ngo-moc-20200225112508608.jpg

3. Thực phẩm có nhiệt độ vượt quá 65 độ C

Khả năng chịu nhiệt độ bình thường của niêm mạc thực quản là 40-50 độ C. Chế độ ăn có nhiệt độ cao tiếp xúc với đường tiêu hóa và niêm mạc miệng có thể gây tổn thương, loét và chảy máu biểu mô. Nếu bị nhiệt độ cao kích thích nhiều lần, niêm mạc liên tục bị tổn thương, có thể gây ung thư.

Tốt nhất là không nên uống trà nóng, ăn đồ nóng… mà nên đợi nguội bớt rồi mới thưởng thức.

4. Thực phẩm bị cháy sém chứa benzopyrene

Benzopyrene là một chất gây ung thư mạnh. Hít hoặc tiêu thụ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột và ung thư dạ dày.

Benzopyrene phản ứng khi chất béo ở gần 300 độ C, có nghĩa là thực phẩm chiên và đun nóng liên tục sẽ tạo ra chất gây ung thư này, chẳng hạn như thực phẩm chiên, nướng và hun khói.

photo-1-1553855258848401259589.jpg

Trong số đó, thực phẩm bị cháy xém có chứa hàm lượng benzopyrene cao nhất, nếu gặp thực phẩm như vậy, bạn nên tránh ăn, hoặc bỏ phần bị cháy trước khi ăn.

Tất nhiên, khả năng gây ung thư của thực phẩm còn dựa trên số lượng thực phẩm mà bạn ăn. Những gì chúng ta có thể làm là tiêu thụ càng ít càng tốt những thực phẩm độc hại trên để phát triển thói quen ăn uống lành mạnh hơn và tránh trở thành nạn nhân của ung thư.

(Nguồn: Sohu, WHO)

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM