Phân khúc smartphone giá rẻ và tầm trung là một thị trường có khá nhiều biến động, có sự xuất hiện có gần như tất cả các thương hiệu smartphone trên thị trường và tập trung đông đảo người dùng. Theo một thống kê từ các hệ thống bán lẻ, phân khúc giá rẻ và tầm trung có thị phần chiếm tới 85% tại Việt Nam, tức cứ trung bình 100 người dùng Việt thì có tới 85 người dùng điện thoại giá rẻ, tầm trung, cho thấy mức độ phổ biến của phân khúc này.
Trên thực tế, điện thoại phân khúc giá rẻ được người dùng ưa chuộng không phải nhờ cấu hình mạnh, camera "đỉnh chóp" hay màn hình đẹp, thay vào đó đối tượng lựa chọn smartphone phân khúc này chủ yếu nhờ 3 yếu tố: đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu và quan trọng là mức giá dễ tiếp cận.
Redmi 12C, mẫu smartphone mới ra mắt của Xiaomi là một minh chứng cụ thể và rõ ràng. Chiếc máy này có mức giá chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng, tức nằm ở phân khúc giá rẻ, giá bằng 1/10 chiếc Xiaomi 13 cao cấp. Redmi 12C được giới thiệu và định hướng tới phân khúc người dùng: có tài chính thấp, cần những tính năng đặc thù (mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau của bàn viết này), và những ai đơn giản chỉ cần một chiếc máy phụ.
Ưu điểm của Redmi 12C
Giá bán
Với một chiếc smartphone phân khúc giá rẻ, giá bán sẽ chính là ưu điểm đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập tới.
Theo công bố, Redmi 12C lên kệ tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản: 4GB/64GB và 4GB/128GB, giá bán lần lượt là 3,59 triệu đồng và 3,99 triệu đồng. Trên thực tế, đợt đầu mở bán của Redmi 12C, Xiaomi giảm giá bán của máy chỉ còn khoảng hơn 2 triệu đồng, cụ thể là 2,29 triệu đồng.
Phân khúc giá 2,29 triệu đồng là một phân khúc giá rất thấp, và thực chất không có quá nhiều sản phẩm để người dùng lựa chọn. Sự xuất hiện của Redmi 12C giúp người dùng có thêm lựa chọn, và xét theo mức hiệu năng trên giá thành, khó có sản phẩm nào mới, bán chính hãng mà có hiệu năng vượt trội Redmi 12C cả.
Ngoại hình
Bên cạnh giá bán, Redmi 12C còn nổi bật với ưu điểm về ngoại hình. Máy được bán ra tại thị trường Việt Nam với 3 màu: Xám, Xanh lá và Xanh dương. Phiên bản chúng tôi đang có trong bài viết này là bản màu Xanh lá khá đẹp mắt.
Mặt lưng của Redmi 12C dù chỉ hoàn thiện từ nhựa, nhưng vẫn có những họa tiết kẻ vân sọc chép, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, lại vừa chống bám mồ hôi dấu vân tay, cho cảm giác cầm nắm chắc chắn hơn, điều mà khó có chiếc smartphone cao cấp nào có được
Thời lượng pin
Đa số smartphone thuộc phân khúc giá rẻ và tầm trung đều sở hữu viên pin dung lượng lớn. Redmi 12C không phải là trường hợp ngoại lệ. Máy đi kèm viên pin dung lượng 5000mAh, không hẳn là quá lớn khi so với các máy có pin 6000mAh hay 7000mAh, tuy nhiên với màn hình độ phân giải chỉ ở mức HD+ thì Redmi 12C cho một thời lượng dùng pin ấn tượng.
Camera 50 "chấm"
Phân khúc điện thoại giá rẻ, cụ thể ở tầm giá hơn 2 triệu, người dùng sẽ khó kiếm được chiếc máy nào có camera chính độ phân giải 50 "chấm". Camera trên Redmi 12C dừng ở mức đủ dùng với độ chi tiết ổn. Dù số "chấm" chưa thể kết luận được chất lượng ảnh chụp của máy, nhưng phần cứng nhỉnh hơn các đối thủ trên thị trường cũng là một ưu điểm của chiếc máy này.
Trải nghiệm qua camera của Redmi 12C, ảnh chụp ra chỉ ở mức đủ dùng chứ khó có thể tạo nên sự nổi trội. Ảnh có màu sắc trung tính, độ chi tiết không quá cao kể cả khi chụp ở chế độ 50MP, HDR không được xử lý tốt, ở các vùng tối thì xuất hiện hiện tượng bệt ảnh, mất chi tiết, đôi khi tổng thể ảnh đủ sáng nhưng một vài khu vực ánh sáng mạnh thì lại bị cháy sáng.
Camera Redmi 12C dừng ở mức đủ dùng
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, ở một mẫu máy có giá chỉ hơn 2 triệu, việc có camera chụp ổn đủ dùng đã hoàn toàn là một ưu điểm, chứ khó có thể xét về yếu tố chụp đẹp hay không.
Những tính năng nhỏ
Thế mạnh của điện thoại Xiaomi là giao diện MIUI có khả năng tùy biến cao. MIUI được phát triển dựa trên nhu cầu của người dùng, với nhiều tính năng nhỏ nhưng cực kỳ hữu dụng khi cần. Và đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn của người dùng khi lựa chọn smartphone giá rẻ: Điện thoại giá rẻ của Xiaomi trang bị gần như rất đầy đủ những tính năng mà điện thoại cao cấp Xiaomi có.
Cụ thể, Xiaomi tích hợp kho ứng dụng GetApps bên cạnh Google Play, giúp người dùng có thể tải các ứng dụng bên thứ 3 mà không cần phải đăng nhập. Giao diện MIUI có các tính năng như nhân bản ứng dụng, không gian thứ 2, quay màn hình với âm thanh hệ thống, hay tính năng ghi âm cuộc gọi mà không phải chiếc smartphone nào cũng có.
Redmi 12C nói riêng và điện thoại Xiaomi nói chung cho phép người dùng ghi âm cuộc gọi trực tiếp, tính năng mà khá ít điện thoại ngày nay hỗ trợ
Nhược điểm của Redmi 12C
Với các mẫu smartphone giá rẻ, chúng ta cần phải thận trọng khi đưa ra nhược điểm của máy, bởi dù gì, ở một mức giá dễ tiếp cận, việc thiếu đi tính năng nào đó, hay một tính năng không hoạt động hoàn hảo là điều mà người dùng có thể cảm thông được.
Với Redmi 12C, so với mức giá hơn 2 triệu đồng, máy có một vài điểm mà theo người viết, lại là nhược điểm của máy.
Redmi 12C dành cho ai
So với các dòng máy khác trong cùng phân khúc 2 - 3 triệu đồng, vốn không có nhiều ưu điểm nổi bật, thì Redmi 12C lại là một ứng viên toàn diện nhất, về cả phần cứng, phần mềm và giá bán, dù vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định.
Helio G85 ban đầu được phát triển dành cho smartphone tầm trung, cho hiệu năng ở mức khá, nhỉnh hơn Snapdragon 665 một chút, có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản về giải trí và chơi game ổn. Ảnh trên là điểm số hiệu năng của Redmi 12C khi chấm bằng phần mềm AnTuTu Benchmark và Geekbench 6
Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu của bài viết, Redmi 12C được ra mắt để hướng tới những đối tượng cụ thể như sau: Người có tài chính hạn hẹp, người cần những tính năng đặc thù của điện thoại Xiaomi (nhân bản ứng dụng, ghi âm cuộc gọi...), và những người đơn giản chỉ cần một chiếc máy phụ có pin dung lượng lớn để gắn sim nghe gọi, hoặc phát Wi-Fi.
Với mức giá chỉ hơn 2 triệu đồng, cùng với những điểm mà chúng tôi đã đề cập ở trên, rõ ràng Redmi 12C là một chiếc smartphone đáng mua ở phân khúc giá rẻ. Chiếc máy này đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cơ bản, điều mà nhiều người dùng phổ thông cần, cũng như hoàn thành tốt vai trò của một chiếc máy phụ.