Anh Trần năm nay 39 tuổi, sức khỏe vốn rất tốt, sự nghiệp đang trên đà thăng tiến, một mình anh đi làm có thể nuôi cả gia đình.
Từ năm ngoái, anh Trần luôn cảm thấy mệt mỏi trong người nhưng vì bận rộn với công việc nên không quá để tâm việc này. Chỉ khi vợ thúc giục hết lần này đến lần khác anh Trần mới chịu tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả chẩn đoán cho thấy anh đã mắc bệnh thận.
Ban đầu, các triệu chứng của bệnh rất nhẹ và khó phát hiện nên người bệnh như anh Trần không để ý tới. Tuy nhiên, những ngày gần đây anh Trần có biểu hiện suy nhược toàn thân, không tự đứng lên được, cảm giác thèm ăn giảm đi, lượng nước tiểu trong ngày cũng tăng đáng kể. Khi đến bệnh viện tái khám, anh được bác sĩ thông báo mình đã bị suy thận.
Lúc này anh Trần vừa hoang mang vừa hoảng sợ, nếu mắc suy thận, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng phù nhưng anh lại không có. Đây là một lầm tưởng lớn, bởi bệnh thận được mệnh danh là căn bệnh “im hơi lặng tiếng” đáng sợ trong giới y khoa.
Thận có vai trò như thế nào trong cơ thể?
Thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.
Suy thận là gì?
Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.
Các triệu chứng và quá trình diễn biến của bệnh suy thận
Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Theo các bác sĩ, có thể quá trình diễn biến của bệnh suy thận thành 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: Tổn thương thận nhưng ở mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng. Cụ thể, mức lọc cầu lớn hơn 90 ml/phút/1.73 m3. Lúc này cơ thể chưa có triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn 2: Tổn thương thận với mức lọc cầu thận giảm nhẹ, khoảng 60 - 89 ml/phút/1.73 m3. Lúc này nếu bệnh chưa được phát hiện và điều trị kịp thời, dù chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng chức năng giải độc và trao đổi chất của thận sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến hoạt động bất thường.
Giai đoạn 3: Giảm mức lọc cầu thận trung bình và có thể gây ra các biến chứng khác. Cụ thể, mức lọc cầu thận chỉ ở mức 30 - 59 ml/phút/1.73 m3. Khi bước vào giai đoạn 3, bệnh tiếp tục phát triển khiến cầu thận bị tổn thương nặng hơn. Lúc này, cơ thể sẽ có những biểu hiện khó chịu như chân tay yếu, rối loạn chức năng chuyển hóa,...
Giai đoạn 4: Giảm mức lọc cầu thận nặng. Lúc này mức lọc cầu thận chỉ ở khoảng 15 - 29 ml/phút/1.73 m3, có thể người bệnh phải cân nhắc đến các phương pháp điều trị thay thế thận. Bởi đến giai đoạn 4, chức năng của thận ngày càng kém đi, người bệnh sẽ cảm nhận rất rõ các triệu chứng như dễ mệt mỏi, tiểu đêm nhiều, cơ thể phù nề,...
Giai đoạn 5: Suy thận mạn giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15 ml/phút/1.73 m3 hoặc phải chạy thận nhân tạo. Lúc này tổn thương mô ở thận đã vượt quá 95%, thận đã mất hoàn toàn chức năng cơ bản, người bệnh chỉ có thể duy trì sự sống thông qua việc ghép thận hoặc lọc máu.
Có thể thấy, bệnh suy thận luôn “im hơi lặng tiếng”. Nhiều người không biết nhiều về các triệu chứng, biểu hiện của bệnh thận, đến khi cơ thể bị phù nề mới đi khám khi bệnh đã bước vào giai đoạn sau.
Các triệu chứng của bệnh thận ở giai đoạn đầu tương đối khó nhận biết. Thực tế, tình trạng phù nề chỉ xảy ra khi chức năng thận suy giảm, các chất thải chuyển hóa và nước bị giữ lại trong cơ thể và không thể đào thải ra ngoài kịp thời. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phù chỉ xảy ra khi mất một lượng lớn protein niệu, gây hạ albumin huyết trầm trọng (nồng độ albumin huyết tương <30g/L).
Vì vậy, chúng ta không thể lấy phù làm căn cứ duy nhất để đánh giá tình trạng nhiễm độc niệu, nếu không rất dễ làm bệnh chậm phát triển, tốt nhất nên chú ý các triệu chứng khác như khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, xanh xao, buồn ngủ, mệt mỏi, tiểu đêm nhiều, huyết áp cao, đi ngoài ra máu,… để đưa ra nhận định toàn diện. Khi các triệu chứng xuất hiện, hãy tìm đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
4 thực phẩm cần tránh xa
Nhìn chung, các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ suy thận cấp là tiểu đường, huyết áp cao, bệnh suy tim, bệnh gan và thận, tuổi cao, tắc nghẽn mạch máu ở tay hoặc chân và chế độ ăn uống không hợp lý.
Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương thận, đặc biệt là những thực phẩm dưới đây.
1. Thực phẩm nhiều muối
Những thực phẩm như cá muối, dưa muối, lạp xưởng… thường được cho nhiều muối để tạo vị, nếu ăn thường xuyên, thận của bạn sẽ luôn phải làm việc quá sức dẫn đến suy giảm chức năng.
2. Đồ uống có ga
Lượng đường và calo trong các loại đồ uống có ga tương đối cao, khi tiêu thụ sẽ làm tăng đường huyết. Nếu uống đồ uống có ga trong thời gian dài, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - nguyên nhân gián tiếp gây hại cho thận.
3. Gan động vật
Các loại thực phẩm như phổi lợn, gan lợn, thận lợn, lòng lợn có hàm lượng đạm, cholesterol và purin cao, ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
4. Khế chua
Những loại quả này có chứa axit oxalic, người khỏe mạnh có thể bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi do chức năng thận hoàn thiện, tuy nhiên người suy thận nếu ăn phải rất dễ gây ngộ độc nên tốt nhất là không nên ăn.
Theo Toutiao