Chia sẻ chi phí di chuyển cùng đồng nghiệp
Tưởng là khó nhưng lại khá dễ dàng, khi đã tìm được cho mình những "cạ cứng" ở văn phòng, hãy tìm hiểu khu vực sinh sống của nhau và gợi ý hỗ trợ nhau để tiết kiệm chi tiêu.
"Mình sống cùng khu phố với chị đồng nghiệp ngồi cạnh, cách công ty khoảng 7km. Thời điểm giá xăng tăng chóng mặt vào năm ngoái, mình với chị đồng nghiệp đã quyết định "lập hội" chở nhau đi làm. Chẳng hạn, tuần này mình chở thì tuần sau sẽ tới phiên chị ấy. Trước đó, mỗi tháng mình chi 500 nghìn cho tiền xăng nhưng con số này đã giảm còn 250 nghìn". Khánh Huyền (26 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.
Cùng đồng nghiệp chở nhau đi làm, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa gắn kết tình cảm (Ảnh minh hoạ)
Tưởng chừng có phần bất tiện, nhưng sau thời gian chở nhau đi làm, 2 đồng nghiệp còn thân thiết hơn và cùng tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí ngoài công ty. Từ đó, cả hai cùng tích lũy những khoản tuy nhỏ, nhưng khi gom lại theo thời gian thì lại lấy hiệu quả tiết kiệm chi phí bất ngờ.
Trở thành barista tại gia
Đối với dân văn phòng, tách cà phê buổi sáng chính là "chất xúc tác" đánh thức mọi giác quan cho một ngày mới năng động. Nguyễn Quang (27 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) luôn chi khoảng 50 nghìn đồng để mua cà phê tại sảnh tòa văn phòng. Trung bình mỗi tháng chi khoảng 1,5 triệu đồng uống cà phê, chiếm khoảng 10% thu nhập hàng tháng.
"Mình là kiểu người nếu không có cà phê, mình sẽ không tỉnh táo và không đủ sự tập trung để làm việc. Đối với mình, khoản chi dành cho cà phê là thiết yếu. Tuy nhiên, khi vật giá leo thang, mình bắt đầu ghi chép lại chi tiêu hàng ngày. Mình nhận ra mỗi tháng chi đến 10% thu nhập cho cà phê. Nó còn nhiều hơn khoản tiền ăn sáng, xăng xe hàng tháng của mình. Mình đã quyết giảm khoản chi này xuống". Quang chia sẻ.
Thưởng thức cà phê mỗi sáng giúp dân văn phòng bắt đầu ngày mới một cách tràn đầy năng lượng (Ảnh minh hoạ)
Cách làm của Quang tương đối dễ dàng: tìm hiểu về cà phê hơn một chút, đầu tư cho bản thân một chiếc máy pha cà phê giá phải chăng và tự pha cho mình những tách cà phê thơm ngát, đúng vị mong muốn mỗi ngày.
Không chỉ hỗ trợ Quang giảm chi phí vào cà phê hơn một nửa, trung bình chỉ khoảng 20 nghìn/cốc, mà điều này còn giúp Quang có được thú vui mới và kiến thức về món đồ uống mà mình yêu thích.
Hạn chế lãng phí qua việc đặt đồ ăn trên ứng dụng
Một số người cho rằng việc tự đi chợ và nấu ăn sẽ tiết kiệm chi phí. Nhưng đối với những bạn trẻ không có kinh nghiệm nấu nướng, việc phải tự mình nấu một bữa ăn chính là "cơn ác mộng". Bữa ăn chẳng những không ngon miệng, thiếu chất, mà còn mất nhiều thời gian chuẩn bị, thậm chí dư thừa đồ ăn.
"Mình không giỏi nấu ăn, cũng chẳng có nhiều thời gian rảnh, nên đặt đồ ăn bên ngoài luôn là ưu tiên hàng đầu. Ăn ngon cũng giúp mình có thêm năng lượng để làm việc, lại tiết kiệm thời gian." Giang Linh (25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ.
Giang Linh chia sẻ nếu biết cách đặt đồ ăn qua app, dùng mã ưu đãi "đúng quán", "đúng thời điểm" thì không những được giảm giá, mà còn được ăn nhiều món ngon, chất lượng.
Đặt đồ ăn luôn là lựa chọn số một đối với người bận rộn và không rành nấu ăn (Ảnh minh hoạ)
"Mình thường canh những khung giờ vàng sáng hoặc trưa, áp dụng nhiều mã một lúc, hay chọn món trong mục Grab Ngon Rẻ trên GrabFood để đặt. Vì nhu cầu đặt đồ ăn cao, gần như mọi bữa trong ngày, mình có đăng ký thêm gói hội viên GrabUnlimited để có 99 mã freeship, không giới hạn số lần sử dụng trong ngày.", cô nàng chia sẻ bí quyết tiết kiệm khi đặt đồ ăn online. Không chỉ tiết kiệm phí ship, gói hội viên này còn có nhiều mã giảm giá cho các dịch vụ đặt xe, đi chợ online.
Cuộc sống văn phòng thời nay đã khác xưa, dù bối cảnh kinh tế nhiều biến động, dân công sở hiện đại vẫn luôn linh hoạt, chủ động tìm nhiều giải pháp chi tiêu để thích nghi với thời cuộc. Biết kết hợp nhiều cách tiết kiệm khác nhau, kiên trì "tích tiểu thành đại" chính là chìa khoá để các nhân viên văn phòng vượt qua giai đoạn kinh tế biến động.