Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’

Anh Vũ | 27-08-2021 - 19:24 PM

(Tổ Quốc) - Chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ sang Việt Nam đã khép lại, nhưng sau đó là một chương mới mở ra trong quan hệ giữa hai nước. Trí thức trẻ đã có buổi trò chuyện với Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 1.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 2.

Trong chuyến thăm Việt Nam dù được dự báo nhiều về các vấn đề nhưng tâm điểm của chuyến viếng thăm lại tập trung và vaccine. Ông có nhận xét gì về động thái này?

Trước hết, chúng ta phải nhìn toàn bộ chuyến thăm và những nội dung trao đổi giữa các nhà lãnh đạo. Đúng là vấn đề phòng chống dịch đang cấp bách nhất. Nhưng, trao đổi của chuyến thăm bao quát, toàn diện các mặt của quan hệ, cả song phương và khu vực. Chống dịch là cấp bách, hai bên ưu tiên bàn và hợp tác, rất thực chất. Đặc biệt, Phó Tổng thống Hoa Kỳ quyết định cung cấp ngay và trong vòng 24 tiếng đồng hồ 1 triệu liều vaccine.

Rồi cộng với những hỗ trợ tài chính và vật tư y tế, trước Hoa Kỳ đã giúp 20,9 triệu USD, nay giúp thêm 23 triệu USD, cũng về phòng chống dịch. Như vậy là rất kịp thời và rất đáng trân trọng.

Phía Hoa Kỳ khẳng định tiếp tục "đồng hành" chặt chẽ cùng VN chống dịch và khắc phục những hệ lụy của nó, như y tế cộng đồng, thương mại, chuỗi cung ứng.

Lần này, trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, không chỉ có 1 triệu liều vaccine với 23 triệu USD hỗ trợ, mà còn là lời hứa sẽ tiếp tục đồng hành với nhân dân, Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 3.

Dịp chuyến thăm, hai bên cũng bàn nhiều quan hệ chung hai nước. Nếu đi sâu nữa, có thể thấy có một số điểm rất rõ. Thứ nhất, trao đổi giữa Phó Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác đang đà phát triển mạnh. Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh ủng hộ Việt Nam thịnh vượng, độc lập và luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước, hội nhập phát huy vai trò khu vực.

Hai nước cũng khẳng định lại các nguyên tắc chỉ đạo quan hệ, đó là tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết, bình đẳng, cùng có lợi, đặc biệt tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Và cả hai phía đều muốn làm sâu sắc hơn và cùng nhau tìm những biện pháp để nâng tầm quan hệ lên.

Hợp tác kinh tế cũng có nhiều điểm mới, vừa đẩy mạnh cái đã có, vừa ứng phó cấp bách với hệ lụy của dịch bệnh, vừa có nhiều sáng kiến hợp tác mới, lâu dài hơn. Đơn cử mấy điểm lớn.

Thứ nhất, là câu chuyện hợp tác, làm sao hạn chế được rủi ro của đứt gãy chuỗi cung ứng, tăng tính bền vững, hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thứ hai, là tiếp tục đẩy mạnh thuận lợi thương mại, môi trường đầu tư, kinh doanh, ở cả hai chiều và cho cả hai bên.

Thứ ba, Hoa Kỳ đến Việt Nam cũng đã mang một loạt những sáng kiến về thúc đẩy, hỗ trợ thêm cho Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, hay như năng lượng sạch, kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh hay thương mại số.

Điều này để thấy rằng, quan hệ hai nước được thể hiện với những chuyến thăm đầu tiên ở đầu nhiệm kỳ của Phó Tổng thống Kamala, rõ ràng đã được tạo đà ngay từ đầu. Vậy thì trong thời gian tới, mối quan hệ này sẽ được nâng lên hơn nữa.

Như việc công bố và khai trương Văn phòng CDC khu vực ở Hà Nội, cho thấy điều này vừa có ý nghĩa song phương và với cả khu vực Đông Nam Á. Đồng thời sẽ thúc đẩy nhiều hơn các dự án, kể cả chia sẻ nghiên cứu về khoa học, kinh nghiệm quản lý, hay những vấn đề về thuốc, y tế cộng đồng.

Nhìn chung, việc cấp bách trước mắt chắc chắn phải dồn cho phòng chống dịch. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chuyến đi còn là lời khẳng định hợp tác lâu dài về y tế cộng đồng trong khu vực ASEAN.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 5.

Một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến thăm của bà Kamala Harris là việc Mỹ thuê đất và sẽ xây Đại sứ quán mới trị giá 1,2 tỷ USD ở quận Cầu Giấy. Điều này nói lên điều gì, khi trong bài phát biểu họp báo trước khi rời Việt Nam, bà Kamala nhấn mạnh rằng, 99 năm thỏa thuận thuê đất xây dựng trụ sở mới là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam?

Đó là một quyết định quan trọng, vì Đại sứ quán không chỉ là một tòa nhà. Mà là thể hiện Việt Nam quan trọng thế nào trong hợp tác của Mỹ với cả khu vực cũng như với Việt Nam. Phải đủ tầm quan hệ hai nước, vị thế khu vực, thì Hoa Kỳ mới quyết định ưu tiên về chính sách đối ngoại và đầu tư lớn vào đây. Đó là lẽ rất thường tình.

Trước hết, quan hệ hai nước cả về song phương, cả về gắn kết với khu vực này chứng tỏ rằng Mỹ cần phải có một bộ máy, bao gồm tòa nhà lớn hơn, đủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn do đà quan hệ hai nước đã tạo ra.

Thứ hai, chắc chắn phải cam kết lâu dài hợp tác với Việt Nam, cũng như khu vực thì mới có sự kiện này.

Thứ ba, đây là câu chuyện hợp tác để gỡ những khó khăn thủ tục, "có đi có lại" và cùng thuận lợi giữa hai nước. Hai bên cũng đã bàn từ lâu, nay giải quyết được thế là rất tốt, cho cả hai bên.

Có những cái tưởng nhỏ, nhưng lại không hề dễ. Như việc tìm được khuôn viên nào cho phù hợp, khi mà Hà Nội phát triển, chật chội hết cả. Mà để đặt Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, giờ lại nâng tầm, thì thường phải là địa điểm ưng ý, vừa đủ gần trung tâm, thuận tiện, lại đủ diện tích, không gian, môi trường và an ninh, là điều không phải dễ. Còn thỏa thuận 99 năm là do luật điều chỉnh. Bà Kamala Harris có phát biểu, 99 năm cũng chính là cam kết lâu dài. Và chắc sẽ còn nhiều 99 năm khác nữa, tôi tin là như vậy.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 6.

Trong chuyến thăm, một trong những hành động khá đặc biệt của bà Kamala Harris là đến thăm đài tưởng niệm của John McCain ở hồ Trúc Bạch. Hành động này có thể mang hàm nghĩa gì trong chuyến thăm với lịch trình dày đặc của bà ấy?

John McCain là một cái tên quen thuộc với người dân Việt Nam, cũng là một nhân vật rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Ông từng là cựu binh, sinh ra trong gia đình cũng là những nhân vật có tiếng trong giới chính trị Mỹ. Cả gia đình ông, nhiều thế hệ, từ đời ông, cha, rồi đến ông đều nổi tiếng. Ông cũng đã từng làm ở quốc hội, thượng nghị sỹ chủ chốt, cũng đã từng tranh cử, là ứng cử viên tổng thống.

Bà Kamala Harris sang lại đúng vào dịp 3 năm ngày ông John McCain mất, nếu tính giờ Washington, D.C. thì là ngày 25/8. Ông McCain, không chỉ nổi tiếng ở nước Mỹ. Ông còn là người có nhiều duyên nợ với Việt Nam, từ một tù binh trong chiến tranh, lại trở thành một trong những nhân vật chủ chốt, biểu tượng của phía Mỹ về hàn gắn và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, từ lúc khởi đầu cho đến khi ông ấy mất, trên mọi mặt.

Việc đến thăm đài tưởng niệm ông John McCain là một thông điệp kép, để tưởng nhớ một một nhân vật uy tín của nước Mỹ và của quan hệ Việt - Mỹ, lại vào đúng dịp 3 năm ngày mất.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 7.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 8.

Trong lĩnh vực kinh tế, lần này bà Kamala nói nhiều hơn về khủng hoảng khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi và hợp tác hướng tới một tương lai năng lượng sạch, vai trò của khu vực tư nhân được nêu ra như một điểm mấu chốt. Những vấn đề này tương đối khác so với cuộc trao đổi bên Singapore. Ông nhận xét gì về vấn đề này?

Trong thảo luận giữa hai bên, kể cả họp báo chiều hôm qua, bà Kamala cũng đã nhấn mạnh sẽ phối hợp và hợp tác, giúp đỡ Việt Nam. Trong đó, đặc biệt nói về đẩy mạnh thương mại điện tử ở Việt Nam.

Ví dụ như ở Singapore, họ tập trung nghiên cứu nhiều hơn về y tế dịch bệnh và vaccine, còn Việt Nam thì lại là y tế cộng đồng cho cả khu vực. Câu chuyện ở Việt Nam cũng khác, đó là tạo môi trường thuận lợi hơn.

Nếu ở Singapore là chất xám, là những chuyên gia thì Việt Nam cũng có lực lượng lao động, môi trường, hệ thống cơ sở về y tế. Nhìn chung, mỗi nước có một điểm mạnh khác nhau. Như vậy để thấy, mình đã có thế mạnh, mình cần ưu tiên và bổ khuyết về những gì, thì cũng sẽ phải chuẩn bị rất kỹ.

Hiện tại, khu vực đã bắt đầu đi vào giữa hoặc có thể nửa sau giai đoạn dịch, tương tự như ở Mỹ và châu Âu. Do vậy, ngoài nhiệm vụ cấp bách nhất là phòng dịch, thì chúng ta vẫn cần đặt ra những kế hoạch cho giai đoạn hậu đại dịch. Kinh tế sẽ phát triển ra sao? Việc lựa chọn chuỗi cung ứng sắp tới như thế nào? Chọn công nghệ nào cho sản phẩm?...

Tất cả những việc này phải tính từ bây giờ, để chuẩn bị, chắc chắn khi bình an trở lại, thì với đà chuyến thăm này, sẽ có những dự định làm ăn, những dòng đầu tư, đặc biệt là đến từ Mỹ, bởi hai bên đã trao đổi cả về môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, hay tạo ra những chuỗi cung ứng, những mảng hợp tác mới, giữa hai nước và kết nối với bên ngoài.

Sau chuyến đi này, chắc chắc hoạt động làm ăn giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tăng. Mà nếu tăng, thì đương nhiên mình phải tạo điều kiện tốt để thu hút và chào đón.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 9.

Ông từng nhận định, bản chất mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được nâng lên tầm chiến lược nhưng tên gọi thì chưa thể tương ứng. Trước khi rời Việt Nam, bà Kamala tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam với Mỹ. Theo ông, điều khó khăn ở đây là gì?

Qua chuyến thăm lần này, với những trao đổi giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên đã thấy rằng có rất nhiều điểm song trùng về mặt lợi ích, và đều nhất trí rằng có những dư địa lớn để tiếp tục phát triển. Lãnh đạo phía mình, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đều nói rằng coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng, và Việt Nam muốn thúc đẩy sâu sắc hơn, mở rộng hơn, tìm giải pháp để nâng tầm quan hệ.

Như vậy, mọi người đều thấy trong quá trình trao đổi, đà phát triển rất thực chất, hai bên đều coi trọng quan hệ đối tác, và mối quan hệ đã phát triển có lợi cho cả hai nước.

Trong họp báo chiều qua, bà Kamala cũng khẳng định rằng, quan trọng nhất là chúng ta hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ lợi ích với nhau, từ đó đặt ra hành trình mới cho những bước phát triển cao hơn giữa 2 nước. Đó là chiến lược. Thế thì, tôi tin rằng trong chuyến thăm, hai bên đã bàn rất kỹ về vấn đề này.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 10.

Việc đặt tên là gì, hiện tại trong quan hệ đối tác của Việt Nam với nhiều nước cũng có "toàn diện chiến lược", hay "chiến lược cao hơn"… Thế nhưng, làm sao thể hiện được cái chất chiến lược này? Việc đặt tên như thế nào thì hai nước sẽ tiếp tục bàn, và đạt được thỏa thuận sau này.

Còn qua chuyến thăm, nó càng cho thấy hai bên quan trọng quan hệ đối tác, hai bên thấy được những lợi ích trong quan hệ và đều mong muốn thúc đẩy sâu sắc hơn. Vì vậy, chất chiến lược đã có, chất toàn diện đã có, còn đặt tên như thế nào để phù hợp với cái đó thì là do sự trao đổi giữa hai nước. Đây cũng là bài toán lợi ích quốc gia của chính Việt Nam, để có khuôn khổ quan hệ chiều sâu, ổn định, lâu dài với các nước, nhất là với các nước lớn, trong đó có Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 11.

Theo đánh giá của ông, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thay đổi ra sao sau chuyến thăm này khi mà bà Kamala Harris tuyên bố chuyến thăm là khởi đầu của một chương mới trong quan hệ 2 nước? Chương tiếp theo đó là gì?

Bà Kamala đã nhấn mạnh, đó là chương mới và hành trình mới cho quan hệ hai nước. Trong đó có rất nhiều thứ. Trong bài phát biểu, vị Phó Tổng thống Mỹ đã bắt đầu: "Tôi biết các bạn đang rất vất vả chống dịch, cho nên chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn".

Bà Kamala cũng nói rằng, chúng ta có thể làm nhiều thứ cùng nhau, với hiểu biết và chia sẻ lợi ích. "Cho nên chúng tôi đính chính, nhiệm vụ của chuyến thăm này là tìm ra những tiềm năng để nhân lên khi hợp tác, để chúng ta cùng đồng hành trong hành trình mới".

Với hành trình mới này, bà Kamala cũng liệt kê ra nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, trong đó có một số thỏa thuận tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, câu chuyện về quyền lợi người lao động. Ngoài ra còn có cả lĩnh vực y tế, chuỗi cung ứng...

Như vậy đây không chỉ là thương mại, mà còn là đầu tư, còn là kết nối hai nền kinh tế, rồi từ hai nền kinh tế lại kết nối chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng chung của khu vực này như thế nào.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 12.

Việt Nam có thể tận dụng cơ hội gì hậu chuyến thăm của bà Kamala Harris cho việc chống dịch cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế?

Qua chuyến thăm lần này, tôi thấy có mấy điểm. Một là phía Mỹ đến đây đã thể hiện rõ, không chỉ coi trọng quan hệ với Việt Nam về mặt cam kết, mà còn mang đến những sáng kiến vừa mang tính chống dịch cấp bách trước mắt, cộng với việc mở ra những hợp tác mới trong tương lai bằng sáng kiến, các chương trình cụ thể.

Thứ hai, trong chia sẻ giữa hai nước, giữa các lãnh đạo hai bên, thì chúng ta đều thấy rất rõ cả hai đều có chung quan điểm, là coi trọng mối quan hệ và muốn làm sâu sắc mối quan hệ lên.

Thứ ba, từ những trao đổi như vậy, việc cụ thể hóa và hướng tới ra sao đòi hỏi từ cả hai phía. Việt Nam đã nhấn mạnh việc phòng chống dịch là cấp bách, như vậy sự giúp đỡ nào cũng là rất quý báu. Trợ giúp của Mỹ vừa rồi là rất quý, hay như những tủ đông bảo quản vaccine thì cũng chỉ Mỹ mới có. Như vậy mình có thể tranh thủ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh chỉ ra những điều chờ Việt Nam sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ: ‘Viện trợ rất quý, nhưng quan trọng nhất vẫn là chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vaccine!’ - Ảnh 13.

Với chuyển giao công nghệ, Mỹ cũng đã chuyển giao rồi, quan trọng là mình thúc đẩy sản xuất như thế nào. Dù biết viện trợ không hoàn lại có được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, nhưng chắc chắn con đường thương mại, chuyển giao công nghệ để tự sản xuất vẫn là quan trọng nhất.

Về kinh tế cũng vậy, hai nước đang có cơ hội, mình cũng từng bước kiểm soát được dịch, thì cần phải tính ngay đến giai đoạn khi ra khỏi đại dịch, làm sao thích ứng với chuỗi cung ứng.

Ví dụ gắn với biến đổi khí hậu là năng lượng sạch, như điện mặt trời, gió, khí hóa lỏng… thì cần phải có những điều kiện, tận dụng nó trong khuôn khổ phù hợp với lợi ích quốc gia.

Một ví dụ khác như xe điện, trong nước đã có những doanh nghiệp như Vingroup đã phát triển ở ngành này rồi, thì tiếp theo sẽ ra sao? Một doanh nghiệp đang đầu tư ở Mỹ mà được các lãnh đạo nhắc đến chứng tỏ sẽ có sự thuận lợi.

Cuối cùng, việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sắp tới như thế nào, đầu tư ra sao cần phải chuẩn bị trước. Chính phủ hai bên đã quyết tâm như vậy, thì cộng đồng doanh nghiệp giữa hai nước sẽ phải tranh thủ ngay từ lúc này.

Quỳnh Lê
Reuters, AP
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

ACFC “khai tiệc” Sale Black Friday, “chiêu đãi” deal hời tốt nhất năm từ các thương hiệu thời trang quốc tế

Bạn đã sẵn sàng bước vào đại tiệc siêu sale lớn nhất trong năm chưa? ACFC Black Friday 2024 - Tiệc sale bao chất, bung deal hết nấc với "cơn mưa" hàng hiệu chính hãng từ các thương hiệu thời trang quốc tế như GAP, LEVI’S, Tommy Hilfiger, Calvin Klein, Mango, Cotton On, A|X Armani Exchange, Karl Lagerfeld, DKNY,… từ ngày 22/11/2024 đến hết ngày 1/12/2024.