Đại diện Tập đoàn Mitani Sangyo: Chuyến thăm của tân Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, doanh nghiệp Nhật Bản nên tăng đầu tư vào Việt Nam

Bảo An | 20-10-2020 - 08:30 AM

(Tổ Quốc) - Với tư cách là một trong những công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, vị này nhìn nhận các doanh nghiệp Nhật nên đầu tư vào Việt Nam do chi phí sản xuất phù hợp, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng cũng hoàn thiện dần, ông Kanayama Jun nhấn mạnh, theo đó việc thủ tướng Nhật đến thăm cũng là một cơ hội thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước về chính trị lẫn kinh tế.

Ngày 18-20/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cùng phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Suga Yoshihide kể từ khi ông nhậm chức Thủ tướng cách đây 1 tháng.

Trước đó, Chính phủ Nhật đã có chính sách trợ cấp cho những doanh nghiệp lớn rút khỏi Trung Quốc trước lo ngại đại dịch Covid-19, chuyến thăm lần này được quan tâm hơn cả khi Việt Nam là một địa điểm thu hút đầu tư tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Nhật Bản.

Không riêng dòng vốn rút từ Trung Quốc, doanh nghiệp Nhật Bản thực tế đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Trao đổi với chúng tôi, ông Kanayama Jun - Trưởng Văn phòng đại diện Mitani Sangyo Aureole Group bày tỏ: "Tôi cảm thấy rất vui vì ngài thủ tướng đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở nước ngoài với tư cách là Thủ tướng. Mặt khác, một trong những mục đích của chuyến thăm Việt Nam của ngài thủ tướng được cho rằng đến từ những lo ngại về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".

Cũng theo vị này, vốn dĩ đã có mối quan hệ ngoại giao với Nhật tốt đẹp từ xưa tới giờ, cho nên việc đầu tư sẽ tiếp diễn không chỉ các công ty dịch chuyển từ Trung Quốc qua mà cả các công ty đang ở Nhật nữa. Lý do là nước Nhật dân số già, họ phải chuyển kinh doanh ra nước ngoài. Trong khi đó dân số Việt Nam khá trẻ và trong xu hướng tăng, chưa kể người Việt phần lớn theo đạo Phật giống nước Nhật. Ông Kanayama Jun nói thêm, quan trọng hơn hết là trong đợt dịch vừa qua chỉ có mỗi Việt Nam là quốc gia trong số các nước ASEAN có GDP tăng.

Thống kê 10 năm trở lại đây, FDI của Nhật Bản đã tăng mạnh, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt trên 60,2 tỷ USD.

Được biết, Mitani Sangyo Aureole Group thuộc Tập đoàn Mitani Sangyo – doanh nghiệp có thâm niên và niêm yết lên sàn chứng khoán Nhật, hoạt động trong lĩnh vực thương mại B2B. Năm 1994, Mitani Sangyo bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam với tên gọi chung của các công ty thành viên là Aureole. Hiện, Aureole đã có 7 công ty con tại Việt Nam với tổng số 16 cơ sở trên toàn quốc, bao gồm cả văn phòng đại diện ở Hà Nội và Tp.HCM với số lượng khoảng 2.400 nhân viên.

Tập đoàn đang triển khai đa dạng các lĩnh vực bao gồm sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, sản phẩm hóa chất, linh kiện ép nhựa dùng cho xe ô tô, các bản vẽ thi công xây dựng CAD, phát triển hệ thống thông tin offshore, tích hợp hệ thống….

Việt Nam khá thành công trong chính sách thu hút dòng vốn FDI

Với tư cách là một trong những công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, vị này nhìn nhận các doanh nghiệp Nhật nên đầu tư vào Việt Nam do chi phí sản xuất phù hợp, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách thu hút ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng cũng hoàn thiện dần, ông Kanayama Jun nhấn mạnh, theo đó việc thủ tướng Nhật đến thăm cũng là một cơ hội thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước về chính trị lẫn kinh tế.

"Tôi nghĩ Việt Nam đã rất thành công trong việc triển khai chính sách thu hút vốn FDI. Nhật Bản và Việt Nam cũng có điểm chung, dù ngược lại văn hóa, phong tục và môi trường trưởng thành của họ cũng có nhiều khác biệt. Chúng ta vẫn cần suy nghĩ về ‘thành công là gì?’. Tôi nghĩ rằng bước đầu tiên để thành công là cả người Nhật và người Việt Nam phải tiếp cận với nhau để cùng nhau phát triển", đại diện Aureole phân trần.

Bàn về nét tương đồng giữa hai quốc gia, vị này thẳng thắn 2 bên rất ít điểm tương đồng. Nhật Bản có nhiều nhà sản xuất ô tô, điện gia dụng nhưng Việt Nam vẫn còn hình bóng của một công trường sản xuất. Tuy nhiên, điểm chung của cả người Nhật và Việt Nam là họ rất nghiêm túc và siêng năng, ông Kanayama Jun.

Kể lại câu chuyện của cha mình, ông Kanayama Jun cho biết 28 năm về trước, việc Mitani Sangyo đầu tư vào Việt Nam là một quyết định rất bất ngờ. Bởi, năm 1993 khi Mitani Sangyo có kế hoạch mở rộng đầu tư ra ngoài Nhật Bản, Việt Nam không nằm trong danh sách các điểm đến.

Tuy nhiên, tiện thể ghé Việt Nam vào cuối chuyến đi, cựu Chủ tịch Tập đoàn khá bất ngờ vì sự cởi mở của nước ta so với các quốc gia cùng thể chế chính trị, thậm chí có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản về văn hóa. Bên cạnh đó, nhìn vào lớp người trẻ, ông thấy được ánh mắt sáng lấp lánh của những con người muốn cống hiến để làm kinh tế. Đây là điểm rất giống với người Nhật trong thời trẻ của ông.

Đến bây giờ nhìn lại, so với kỳ vọng ban đầu, Mitani Sangyo nhìnn nhận có cả những phần đã đạt được và những phần chưa đạt được. Nguyên nhân không đạt được là do tình hình Việt Nam, Nhật Bản và thế giới xảy ra bất ổn ngoài dự tính, hoặc tùy theo tình hình lúc đó mà chiến lược kinh doanh thay đổi hàng năm hoặc 6 tháng một lần. Trong đó, một trong những chìa khóa để đạt được mục đích ban đầu là suy nghĩ nhanh chóng và phản ứng với những thay đổi như vậy trong các tình huống.

Trở lại với chuyến thăm sắp đến của tân Thủ tướng Nhật Bản, Mitani Sangyo bày tỏ mong muốn Chính phủ 2 bên sớm khởi động lại các chuyến bay thương mại và nới lỏng các quy định sau khi nhập cảnh vào Việt Nam.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM