Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau!

A Đồi | 06-05-2020 - 14:16 PM

(Tổ Quốc) - Tình trạng phá game, toxic và chửi bới trong LMHT diễn ra ngày càng nhiều và tới lúc Riot Games cần có những biện pháp xử phạt thích đáng.

Bản chất của LMHT là một trò chơi mang tính cạnh tranh cực kì nặng, người ta đấu với nhau, sẵn sàng chửi bới đồng đội vì không hài lòng hay game không theo ý của họ. Vì thế chuyện toxic và khung chat toàn những lời lăng mạ dần trở thành một phần của LMHT, thậm chí nó đã diễn ra hàng năm trời và chúng ta đành nhắm mắt bỏ qua.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 1.

Troll game diễn ra nhiều tới nỗi chúng ta phải tập làm quen với nó thay vì tìm cách loại bỏ

Nếu mọi thứ chỉ dừng ở chuyện múa phím và một vài câu chửi bới thì cũng không lấy gì làm nghiêm trọng, tuy nhiên ở thời gian gần đây thì tình trạng phá game một cách có chủ đích diễn ra ngày càng nhiều. Nó nặng nề và tệ tới nỗi ngay cả những bậc rank cao như Thách Đấu cũng diễn ra tình trạng này, trong khi bậc rank đó là nơi để những người chơi giỏi nhất của một máy chủ thi đấu với nhau hết mình.

Tới những streamer vô cùng lành tính, vui vẻ như streamer Voyboy cũng phải lên tiếng về tình trạng phá game diện rộng thì chúng ta đủ hiểu nó tệ thế nào rồi. Chi tiết những lời trần tình của Voyboy về thực trạng rank đơn bạn có thể đọc ở ĐÂY.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 2.

Voyboy (bên trái) là người gắn bó với LMHT từ những ngày đầu và anh thực sự yêu trò chơi này và thật đau lòng khi thấy phá game, AFK đang hủy hoại nó

Nguyên nhân của tình trạng này thì ai cũng biết rồi, người chơi LMHT thì quá đông dẫn tới nhiều thành phần chơi game có ý thức kém nhưng Riot Games không có một hình thức xử phạt nào đủ mạnh cả. Thậm chí với nhiều người, hệ thống Report của Riot Games làm ra chỉ mang tính chất làm đẹp chứ chả có ý nghĩa gì cả, đôi khi nó cũng hoạt động nhưng tần suất thì thấp như số lần Yasuo team mình gánh team vậy.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 3.

Tới cách tố cáo gần như duy nhất cũng chả có tác dụng như vậy thì những thành phần ý thức kém kia còn có gì để sợ và cứ thế hủy hoại trải nghiệm game của những người khác. Điều này dẫn tới việc Riot Games cần có một hình thức xử phạt nặng hơn nữa đối với những trường hợp này, còn gì tuyệt vời hơn là để những kẻ toxic chịu đựng sự toxic của những kẻ khác chứ.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 4.

Đã tới lúc có một hàng chờ riêng để những kẻ phá game chơi vơi nhau, muốn thoát thì phải có ý thức tốt hơn

Riot Games có thể không chấp nhận điều này vài năm trước khi họ tin vào việc "game thủ sẽ thay đổi", tuy nhiên tình trạng toxic trong LMHT đã diễn ra từ lâu rồi chứ chả phải gần đây. Riot cứ giơ cao đánh khẽ từng ấy năm và chả có gì thay đổi cả. LMHT vẫn đầy rẫy những kẻ phá game hết năm này qua năm khác và đòi hỏi game cần một hình thức xử phạt nặng nề hơn và hàng chờ riêng cho những kẻ ý thức kém như đã nói ở trên là một giải pháp cực kì hay.

Lấy ví dụ ở DOTA2, một trò chơi có tình chất tương tự và cộng đồng toxic cũng chả kém nhưng những game đấu thì ít phá game hơn hẳn so với LMHT. Nguyên nhân bởi họ có một hàng chờ có tên là Low Piority và đó là nơi những người chơi có ý thức kém, bị report nhiều lần hay tự ý thoát game quá nhiều chơi với nhau. Nếu muốn thoát khỏi "địa ngục" đó thì bạn buộc phải thắng, tức là cố gắng hết mình và bớt toxic đi, để có thế trở lại với hàng chờ bình thường.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 5.

Cơn ác mộng mang tên Low Piority khiến game thủ DOTA2 ít phá game, thoát game giữa chừng hơn hẳn

Hơn nữa DOTA2 có một chỉ số khác để đánh giá thái độ người chơi đó là Behavior Score, nó giống như một hệ thống thành tích nho nhỏ vậy, bạn chơi tốt, được đồng đội "vinh danh" nhiều thì chỉ số này càng cao và ngược lại, càng toxic và bị report nhiều thì chỉ số này càng thấp. Chính vì có một hình thức xử phạt nghiêm và chỉ số đánh giá người chơi rõ ràng như vậy mà DOTA2 ít phá game hẳn, đây là thứ mà Riot Games có thể học hỏi.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 6.

Điểm Behavior Score là một hệ thống rất hay mà LMHT có thể học hỏi

Về cơ bản thì có áp dụng hệ thống trên vào LMHT hay không thì quyền quyết định vẫn nằm ở Riot Games, dù cách nào thì LMHT đang rất cần một hình thức xử phạt nghiêm hơn và mang đủ tính răn đe để những kẻ phá game "thấy khó mà lui". Chờ đợi vào Riot là một phần, chính game thủ cũng nên tập cho mình một tính cách kiên nhẫn với đồng đội, mỗi người nhịn một câu thì không khí trong team sẽ vui vẻ hơn hẳn, thay vì những trận thua đáng tiếc chỉ vì chửi nhau vô ích.

Đã tới lúc Riot Games tạo ra hàng chờ riêng cho những kẻ toxic, phá game trong LMHT chơi với nhau! - Ảnh 7.

Thay vì đợi Riot trong vô vọng, chúng ta nên dừng thái độ toxic lại

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM