Là một nông dân gắn bó với nghề trồng khoai mì lâu năm ở Bình Phước, ông Nguyễn Hoàng Sơn ngậm ngùi cho biết phải đối mặt với nhiều rủi ro khi trồng theo cách truyền thống như sâu bệnh hại, giống kém chất lượng và thêm bệnh khảm lá khiến năng suất cây khoai mì giảm mạnh. Điều này gây thiệt hại đến vụ mùa và ảnh hưởng thu nhập của các hộ nông dân.
Thấu hiểu tình cảnh đó và mong muốn hỗ trợ để người nông dân tăng năng suất, ổn định thu nhập, Ajinomoto Việt Nam đã triển khai Dự án Khoai mì bền vững từ tháng 4/2023 trên 78,6 ha khoai mì, thuộc 18 hộ nông dân tại 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu.
Nhân viên Ajinomoto Việt Nam xem xét củ khoai mì giống mới với trọng lượng và kích thước tăng vượt bật
Dự án có sự phối hợp giữa Ajinomoto Việt Nam với các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và các nhà khoa học để đảm bảo giải pháp canh tác mới được nghiên cứu và phát triển hiệu quả.
Sau 12 tháng triển khai, Dự án bước đầu đã thu về thành quả tích cực. Là một hộ nông dân thuộc Dự án, Ông Nguyễn Hoàng Sơn mừng rỡ chia sẻ: "Từ khi tham gia dự án năng suất cây khoai mì đã tăng gần gấp đôi từ 21 lên 40 tấn trên 1 ha khoai mì, tỷ lệ tinh bột cao hơn. Nhờ vậy thu nhập của gia đình đã được cải thiện đáng kể, giúp tôi yên tâm sản xuất. Bà con trồng khoai mì ai cũng phấn khởi hi vọng dự án sẽ được triển khai rộng rãi hơn".
Ông Sơn phấn khởi thu hoạch khoai mì theo phương thức canh tác mới từ Dự án Khoai mì Bền vững.
Các hộ nông dân thuộc Dự án áp dụng giống khoai mì mới HN1 có năng suất cao và chống bệnh khảm lá, được cung cấp bởi Ajinomoto và Trung tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Hưng Lộc sau quá trình nghiên cứu.
Sự khác nhau về kích cỡ của của khoai mì giống HN1 mới (trái) và củ giống khoai mì trước đây (phải)
Ajinomoto đã hướng dẫn nông dân kỹ thuật làm đất, gieo trồng, bón phân và quản lý sâu bệnh hại một cách khoa học. Việc thay đổi đáng kể so với trước đây là thay thế phân bón hóa học bằng phân bón sinh học AMI-AMIα do chính Ajinomoto Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Sử dụng phân bón sinh học không chỉ giúp cây khoai mì phát triển tốt hơn, giảm thiểu chi phí sản xuất mà còn giảm bớt lượng CO2 thải ra, giảm tác động đến môi trường, hướng đến nông nghiệp bền vững.
Đặc biệt, Ajinomoto Việt Nam còn phát triển và đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng "Khoai Mì - Aji" trên điện thoại thông minh, giúp người nông dân phát hiện sâu bệnh nhanh chóng, đồng thời dễ dàng theo dõi quá trình canh tác, mùa vụ và kiểm soát quá trình chăm sóc cây khoai mì tốt hơn. Công ty cũng phối hợp với các đơn vị thu mua khoai mì đảm bảo đầu ra để người nông dân yên tâm sản xuất.
Ứng dụng ‘Khoai mì Aji’ do Ajinomoto phát triển có khả năng hỗ trợ xác định sâu bệnh hại bằng hình ảnh.
Nhằm lan tỏa các thành quả tích cực của Dự án đối với năng suất thu hoạch cũng như môi trường, Ajinomoto Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ triển khai dự án trên 20.000 ha khoai mì, giúp giảm lượng phát thải CO2 hơn 11.000 tấn, từ đó góp phần giảm tác động đến môi trường.
Ông Lê Huy Ánh, Phòng Phát triển Nông nghiệp - Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ: "Trong thời gian tới, Ajinomoto Việt Nam sẽ tiếp tục kết hợp cùng với các cơ quan nông nghiệp và các nhà khoa học tại Việt Nam, nhân rộng mô hình này để hỗ trợ được nhiều người nông dân hơn trên nhiều tỉnh thành cả nước.".
Bên cạnh những đóng góp cho nền nông nghiệp bền vững và góp phần làm giảm tác động đến môi trường, Công ty Ajinomoto Việt Nam vẫn đang triển khai các sáng kiến dinh dưỡng giá trị đóng góp vào cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc của người dân Việt Nam, như Dự án Bữa ăn Học đường, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em, và Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP)…