Tập thể dục thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ
Sống khoẻ mỗi ngày, tích cực hoạt động nâng cao thể chất lẫn tinh thần chính là một trong những chìa khoá để sống thọ. Ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, lối sống cao niên năng động luôn được đặc biệt quan tâm. Bằng chứng là các cụ ông cụ bà thường xuyên đi du lịch ngắn ngày để bù đắp lại khoảng thời gian lao động miệt mài khi còn trẻ, đơn giản hơn là tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, hít thở không khí trong lành. Giao lưu với những người cùng hội nhóm hay câu lạc bộ trong khu vực cũng là một trong các hoạt động được ưa thích.
Lối sống này đã và đang trở thành một xu thế của thời đại mới, không chỉ ở các nước phát triển mà còn lan toả rộng khắp mọi làng xóm, khu phố tại Việt Nam. Ông bà không còn quanh quẩn trong nhà nữa mà được động viên, tạo điều kiện tham gia những hoạt động thú vị ngoài xã hội phù hợp với lối sống của người Việt để họ tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.
Người cao tuổi thường xuyên đi du lịch, tham gia tập dưỡng sinh, khiêu vũ, yoga,... thay vì chỉ ở trong nhà
Gợi ý hoạt động từ trong nhà ra ngoài phố cho ông bà U70
Những hoạt động bổ ích cho não bộ, tăng cường trí nhớ: Nếu ông bà vẫn còn là những người ham học hỏi, khám phá những kiến thức mới thì việc tụ họp bạn bè đến thư viện để đọc sách, đọc báo hàng ngày không chỉ giúp mở mang, cập nhật tin tức bên ngoài mà còn ngăn chặn suy giảm trí nhớ, đồng thời kích thích các dây thần kinh não bộ, giải tỏa căng thẳng, khiến người cao tuổi dễ vào giấc ngủ hơn.
Hoặc nếu ông bà là những người thích những trò chơi trí tuệ, an dưỡng phù hợp với tuổi tác thì có thể sưu tầm và thử sức trò chơi ô chữ hoặc Sudoku trong mục giải trí của các tờ báo, trên truyền hình thì có thể theo dõi Ai Là Triệu Phú, Đuổi Hình Bắt Chữ,... Đơn giản nhất chính là lập hội cờ tướng, cờ vua trong khu phố để vận động não bộ. Những hoạt động này giúp ông bà cải thiện đáng kể sức khỏe trí lực cũng như giảm khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ.
Các hoạt động đọc sách báo, giải ô chữ, chơi Sudoku và đánh cờ rất có lợi cho não bộ người cao tuổi
Đăng ký các lớp yoga, thiền tại nhà: Đây là các hoạt động nhẹ nhàng vừa tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng và khả năng phục hồi sau căng thẳng. Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Journal of Alzheimer's Disease cho biết hoàn thành 3 tháng tập yoga và ngồi thiền có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận thức mức độ nhẹ (MCI) ở người cao tuổi.
Yoga, thiền có thể cải thiện trí nhớ, tâm trạng và sức khoẻ người cao tuổi
Tham gia hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi tổ chức: Những hoạt động ca hát, múa, tập dưỡng sinh được thường xuyên tổ chức bởi Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi là dịp lý tưởng để các ông bà sinh hoạt, giao lưu và thư giãn với những người bạn đồng niên trong khu vực, từ đó cân bằng cảm xúc cũng như mở rộng dung tích phổi, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe thể chất.
Vào đầu tháng 10/2022, Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Người cao tuổi phối hợp với Liên đoàn Thể dục dưỡng sinh, Yoga TPHCM đã tổ chức Hội thao đồng diễn thể dục dưỡng sinh, Yoga năm 2022 thu hút sự tham gia của hơn 3.300 hội viên cao tuổi đến từ các CLB thể dục trên địa bàn TPHCM. Các cụ ông, cụ bà đã có dịp gặp gỡ và động viên nhau cùng tập luyện.
Tham gia cuộc thi đi bộ hoặc chạy bộ: Khi tham gia các hoạt động này, ông bà có thể kết bạn với những người trạc tuổi đang sống lạc quan, yêu đời, từ đó được truyền cảm hứng và chia sẻ thêm về cuộc sống "cao niên năng động" của nhau. Đi bộ, chạy bộ cũng giúp làm giảm huyết áp, cải thiện chuyển hoá đường và mỡ nhằm giảm lượng đường trong máu, điều hòa thần kinh và chống mất ngủ.
Tã quần - "phụ kiện" cần thiết hỗ trợ người cao tuổi tận hưởng cuộc sống cao niên năng động
Hoạt động thể chất thường xuyên ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, việc tận hưởng niềm vui cuộc sống của người cao tuổi thường gặp những trở ngại, hạn chế nhất định liên quan đến vấn đề lão hoá tự nhiên, trong đó có chứng rối loạn bài tiết (RLBT). Khi đời sống ngày càng được nâng cao và nhu cầu tham gia các hoạt động ngày càng lớn, tã quần chính là giải pháp mới hỗ trợ tốt người cao tuổi mắc chứng bệnh "khó nói" này.
Khác với suy nghĩ thông thường là tã chỉ dành cho người ốm yếu, bệnh nặng; trên thực tế, tã quần là sản phẩm dành riêng dành cho người cao tuổi mắc RLBT có thể tự đứng và đi lại được, giúp họ có thể tự chủ động chăm sóc bản thân mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Với thiết kế mỏng, nhẹ như quần lót – chỉ dày khoảng 5mm, ông bà, cha mẹ thoải mái sử dụng tã quần cả ngày dài không lo bị nóng, hầm bí, ban đêm ngủ ngon tròn giấc không cần phải dậy thay tã. Cũng nhờ có thiết kế tương tự như quần lót, người lớn tuổi dễ dàng tự mặc, thoải mái dễ chịu khi mặc, dễ dàng vận động ko bị dày cộm vướng víu.
Đặc biệt, không chỉ mỏng, nhẹ; độ thấm hút tốt của tã quần chính là ưu thế khiến sản phẩm mới này ngày càng được ưa chuộng vì khả năng thấm hút cao giúp không cần thay tã trong nhiều giờ.
Tã quần Caryn mỏng nhẹ 5 mmm, được thiết kế như một chiếc quần lót, dễ dàng tự mặc thích hợp cho người cao tuổi vẫn còn khả năng đứng, đi lại (Ảnh: Diana Unicharm).
Sức khoẻ thể chất và tinh thần của ông bà, cha mẹ khi bước vào giai đoạn tuổi già rất cần sự lưu tâm từ gia đình. Nhằm chủ động nâng cao thể trạng của bản thân và đẩy lùi bệnh tật, hội cao niên tại Việt Nam rất cần những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản để thực hiện mỗi ngày từ nhà ra phố. Để cho những trải nghiệm ở tuổi thập tuần được trọn vẹn, việc trang bị tã quần chính là giải pháp mới dành cho người cao tuổi để họ có cuộc sống độc lập, tự chủ và không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề vệ sinh hay RLBT.