Con trai 12 tuổi xông vào bóp cổ mẹ vì bị mắng: "Cha mẹ nào, con nấy", phụ huynh thường mắc 1 lỗi sai khi dạy con

V.D (Tổng hợp) | 10-11-2020 - 11:25 AM

(Tổ Quốc) - Napoleon từng nói: "Những người có thể kiểm soát được cảm xúc thậm chí còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng."

01

Trong một nhà hàng ở Diêm Thành, Giang Tô, Trung Quốc, đã diễn ra một sự kiện khiến những người có mặt ở đó đều tất thảy ngao ngán. Câu chuyện cụ thể như sau:

Một gia đình đến nhà hàng ăn uống, nói chuyện nhưng vì có cậu con trai khá nghịch ngợm, làm hỏng đồ nhà hàng nên người mẹ phải đứng ra bồi thường. Sau đó, người mẹ này đã mắng mỏ cậu con trai ngay tại nhà hàng. Tuy nhiên, phản ứng của cậu con trai 12 tuổi lúc đó là không chịu nhận lỗi, thậm chí còn xông vào đánh và bóp cổ mẹ. Người mẹ do quá bất ngờ và không chịu được nên đã hét lên và có hành động đánh lại con. Chính vì thế, thực khách ở nhà hàng này "buộc" phải chú ý tới hai mẹ con.

Sau khi câu chuyện được phát tán trên MXH, rất nhiều người đã cho rằng người mẹ đã không dạy con đúng cách và hành xử của bản thân người mẹ khi đánh lại con cũng bị chỉ trích gay gắt.

Con trai 12 tuổi xông vào bóp cổ mẹ vì bị mắng: Cha mẹ nào, con nấy, phụ huynh thường mắc 1 lỗi sai khi dạy con - Ảnh 1.

02

Một câu chuyện khác diễn ra tại ga tàu điện ngầm ở Nam Kinh, Trung Quốc kể về một chàng trai 23 tuổi không hợp tác với yêu cầu kiểm tra của cảnh sát: khi bị chặn lại, anh chống đối, tức giận, la hét... Thậm chí khi bị cảnh sát trấn áp, anh ta đã nằm lăn ra đất và khóc lóc giống như một đứa trẻ ăn vạ. Cuối cùng, lý do đơn giản chỉ là vì anh ta dậy muộn, vội vã lao ra khỏi nhà trong tình trạng còn ngái ngủ, dẫn đến cảm xúc vượt khỏi kiểm soát, gây ra tình huống như vậy.

Những người không thể kiểm soát cảm xúc của mình thực sự tệ hại: làm mọi việc không lường đến hậu quả, dựa vào cảm xúc để kiểm soát mọi hành vi, làm tổn hại chính mình và tổn thương người khác.

Napoleon từng nói: "Những người có thể kiểm soát được cảm xúc thậm chí còn giỏi hơn cả những vị tướng giành chiến thắng."

03

Một nghiên cứu về giáo dục trẻ em năm 2019 đã đưa ra kết luận: những trải nghiệm cảm xúc trước 6 tuổi có một tác động lâu dài trong cuộc đời một người.

Cụ thể, nếu một đứa trẻ không thể tập trung chú ý, tính cách của bé sẽ là tức giận, bi quan, cô đơn, âu lo, không hài lòng với bản thân... Và điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách tương lai của bé. Hơn nữa, nếu những cảm xúc tiêu cực này xảy ra thường xuyên, tới nhân cách, sức khỏe và các mối quan hệ cá nhân của con sẽ bị tác động sâu sắc và lâu dài.

Vì thế, có sự quan tâm, giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của cha mẹ ở bên cạnh, con sẽ biết chấp nhận và quản lý những vui buồn, lo lắng... của mình và không làm hại đến ai. Và, xin các bậc phụ huynh hãy nhớ: "Cha mẹ nào, con nấy", tức là con bạn sẽ là tấm gương phản chiếu những điều bạn làm, việc quản lý cảm xúc cũng không ngoại trừ.

Con trai 12 tuổi xông vào bóp cổ mẹ vì bị mắng: Cha mẹ nào, con nấy, phụ huynh thường mắc 1 lỗi sai khi dạy con - Ảnh 2.

04

Sự bướng bỉnh và giận dữ là những cách thể hiện thái độ, cảm xúc khá phổ biến ở các trẻ em nhỏ. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên quá đà khi trẻ có những biểu lộ của sự gào thét, khóc lóc, dậm chân, bứt đầu bứt tai và tỏ rõ sự không vừa ý của mình. Thậm chí có nhiều đứa trẻ, đôi khi khi chúng đòi hỏi điều gì mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ nằm lăn lộn dưới đất để ăn vạ, đập phá đồ đạc, thậm chí là đánh lại cả bố mẹ và những người xung quanh.

Mặt khác, khi trẻ cáu giận, cha mẹ thường có xu hướng quát nặng lại con hoặc đặt con ra xa khỏi bạn để chúng có thể kìm nén cơn giận dữ. Tuy nhiên điều đó sẽ làm cho con bạn có cảm giác “xấu” và bị cô lập. Hơn nữa, con cũng có thể có cảm giác không được yêu thương nữa nên sẽ tự phát những hành động sai trái.

Trẻ con luôn thể hiện cảm xúc một cách chân thực nhất. Vậy cha mẹ nên làm thế nào khi con cái cáu giận?

- Không quát mắng, không sử dụng bạo lực với trẻ

- Lắng nghe, quan tâm, chia sẻ cùng con

- Chấp nhận cơn tức giận của con; đừng nên cố gắng dạy, lý luận hay giải thích

- Ở gần con nhất có thể

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM