Cơn thịnh nộ của Nga - Syria: 13 UAV Thổ phải "trả nợ máu" cho 10 Pantsir-S1 như thế nào?

DK | 26-05-2020 - 12:51 PM

(Tổ Quốc) - Những gì đang diễn ra ở miền tây Libya có lẽ chỉ là "chương tiếp theo" của cuộc xung đột giữa một bên là Thổ và phiến quân, bên còn lại là Nga và Quân đội Syria.

Chiến sự ở Libya chỉ là "chương tiếp theo" của chiến tranh Syria?

Những gì đang diễn ra ở miền tây Libya có lẽ chỉ là chương tiếp theo của cuộc xung đột ở tây bắc Syria.

Thật vậy, thay vì cuộc đối đầu giữa một bên là Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân, bên còn lại là quân chính phủ với hậu thuẫn của Nga trên đồng bằng al-Ghab ở tây bắc Syria thì nay "lửa" đã được chuyển tới khu vực đô thị phía tây và nam Tripoli, Libya.

Sau thiệt hại nhân mạng và phương tiện cơ giới của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) trong giao tranh vào tháng 2/2020 tại tỉnh Idlib, Ankara đã nhận ra sự nguy hiểm khi đối đầu với một cường quốc ngay gần biên giới nước mình.

Nói cách khác, thỏa thuận được ký tại Moscow vào ngày 5/3/2020 giữa Nga - Thổ chỉ làm "đóng băng" xung đột ở tây bắc Syria và cả hai phía đều nhận ra rằng cuộc đối đầu có thể tái bùng nổ ở một không gian và thời gian khác.

Cơn thịnh nộ của Nga - Syria: 13 UAV Thổ phải trả nợ máu cho 10 Pantsir-S1 như thế nào? - Ảnh 1.

Toàn cảnh các điểm nóng xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi hiện nay.

Trước Thỏa thuận Moscow vài ngày, các đại diện của Chính phủ Syria và Chính phủ Tobruk ở miền đông Libya đã ký kết một thỏa thuận hợp tác mà tờ Egypt Today đưa ra nhận xét là "để chống lại sự xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ".

Đây được đánh giá là một thỏa thuận quân sự có tầm quan trọng không kém gì thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được ký vào tháng 12/2019.

Thỏa thuận đã kết nối chiến trường Syria với Libya, cho phép Quân đội Arab Syria (SAA) và Không quân Arab Syria (SyAAF) tiến hành các hoạt động hỗ trợ lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trong cuộc đối đầu với lính đánh thuê Syria và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya.

Mặc dù chi tiết của thỏa thuận không được công bố, nhưng những chuyến bay "con thoi" của Hãng Cham Wings từ Syria tới miền đông Libya hay 8 máy bay chiến đấu MiG-29S/SM và Su-24M2 ở căn cứ al-Jufra hôm 19/5 cho thấy Syria đã quyết tâm can thiệp vào chiến sự Libya.

Các hệ thống Pantsir-S1 của LNA bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ săn đuổi ở Tarhunah.

Idlib và Tripoli: "Tuy hai mà một"?

Đầu tháng 3/2020, khi chiến sự ở tây bắc Syria đã vượt "đỉnh" bằng thất bại của lực lượng hỗn hợp đặc nhiệm Thổ và phiến quân ở thị trấn chiến lược Saraqeb, số lượng máy bay không người lái (UAV) của TAF bị bắn rơi ở Libya là 6 chiếc và ở Syria là 9 chiếc (tính từ tháng 2/2020).

Có thể nói, các hệ thống phòng không do Nga sản xuất như Pantsir-S1 và Buk-M2E đã cùng lúc "ghi điểm" ở cả hai chiến trường và chặn đứng các cuộc không kích cũng như hoạt động trinh sát - chỉ thị mục tiêu của các UAV Bayraktar TB2 do Thổ sản xuất.

Tuy nhiên, những hành động của người Thổ trong chiến sự tháng 5/2020 ở miền tây Libya cho thấy họ không cam chịu thất bại này. Nhiều bằng chứng cho thấy TAF đã tăng cường các UAV Anka-S hiện đại hơn cho một mục tiêu cụ thể - "săn" Pantsir-S1 ở Libya.

Cơn thịnh nộ của Nga - Syria: 13 UAV Thổ phải trả nợ máu cho 10 Pantsir-S1 như thế nào? - Ảnh 3.

Một UAV Anka-S bị bắn rơi ở Libya.

Ngày 17/5/2020, lực lượng LNA phòng thủ căn cứ Al-Watiya ở miền tây Libya hứng chịu hơn 100 cuộc không kích của UAV đồng thời với pháo kích các hải pháo Thổ Nhĩ Kỳ khai hỏa từ ngoài khơi Libya.

Sáng 18/5, thương vong quá lớn do pháo kích và không kích đã khiến chỉ huy LNA trong căn cứ ra lệnh rút lui, bỏ lại căn cứ không quân chiến lược và 1 hệ thống Pantsir-S1.

Ngày 21/5, các nguồn tin địa phương cho biết chỉ trong vòng 72 giờ, ít nhất 9 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 (có nguồn nói là 7) đã bị UAV Thổ tiêu diệt hoặc hư hỏng.

Mất "ô bảo vệ" của Pantsir-S1, ngày 25/5, lực lượng LNA và các tay súng được cho là lính đánh thuê Nga đã phải rút lui khỏi chiến trường Tripoli và từ sân bay Bani Walid nằm cách Tripoli khoảng 150 km, họ đã "triệt thoái" về căn cứ al-Jufra, nơi 8 máy bay Syria đang trú đóng.

Có thể thấy rõ nỗ lực của TAF trong việc chứng minh rằng các hệ thống phòng không Nga tồn tại một số điểm yếu và có thể bị đối phương khai thác triệt để.

Cuộc phản công ở Tripoli cũng được đánh giá là "thông điệp" của Ankara gửi tới cả Moscow lẫn Damascus rằng nếu tiếp tục theo đuổi các hoạt động quân sự nhằm giải phóng hoàn toàn tây bắc Syria, họ sẽ "mất nhiều hơn được".

Lực lượng LNA và các tay súng được cho là lính đánh thuê Nga được bảo vệ Pantsir-S1 trước khi được máy bay vận tải An-72 không vận từ Bani Walid tới al-Jufra hôm 25/5.

"Cơn thịnh nộ" của Nga & Syria

Trong cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn ở Syria, người Nga luôn đóng vai trò "trung gian" cho các cuộc đàm phán giữa Damascus và các đối tác cũng như đối thủ. Và ở Libya, vai trò của người Nga chắc chắn cũng sẽ ở mức ít nhất là tương đương nếu không muốn nói là "dẫn dắt".

Nga cũng là nước đang cung cấp vũ khí cho Syria, và nếu một hoạt động quân sự của Thổ làm "mất mặt" ngành công nghiệp quốc phòng Nga như việc UAV hủy diệt Pantsir-S1 diễn ra, Nga và Syria chắc chắn sẽ phối hợp để nhanh chóng phản ứng.

Ngày 25/5, Thiếu tướng Ahmed al-Mismari, phát ngôn viên LNA cho biết họ đã bắn hạ ít nhất 13 UAV Thổ Nhĩ Kỳ trong 72 giờ, tạo cơ hội các cánh quân giành lại nhiều khu vực quan trọng ở thị trấn Tarhunah.

Điều đáng chú ý là trong đợt "săn" Pantsir-S1 của Thổ nói trên, LNA được cho là đã hứng chịu thiệt hại tới 10 tổ hợp Pantsir-S1, như vậy là số tổ hợp Pantsir-S1 còn lại ở tây Libya được cho là rất ít (chỉ một vài tổ hợp có thể hoạt động bình thường như tổ hợp trên khung gầm Kamaz ở Bani Walid).

Vậy LNA đã dùng vũ khí gì để liên tiếp diệt UAV Thổ?

Cùng với thông tin về việc 6 chiếc MiG-29S/SM được cho là của SyAAF tới al-Jufrah, nhiều khả năng chiếc tiêm kích được thiết kế cho các hoạt động không đối không này đã ngay lập tức tham chiến.

Hiện vẫn chưa rõ quá trình nâng cấp và bảo dưỡng của 6 chiếc MiG-29S/SM trong thời gian những chiếc máy bay này ở Nga.

Tuy nhiên, nếu được nâng cấp theo "gói" MiG-29SMT như truyền thông khu vực miêu tả, chúng sẽ được bổ sung radar Zhuk-ME có thể phát hiện mục tiêu dạng máy bay ném bom từ 250 km và mục tiêu cỡ tiêm kích từ 150 km, tăng khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn (BVR).

Kết hợp giữa khả năng theo dõi - phân tích 10 mục tiêu đồng thời tấn công 4 mục tiêu cùng lúc với các tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar R-77 Vympel có tầm bắn từ 90 đến 120 km, MiG-29SMT có thể hủy diệt toàn bộ UAV Thổ trên bầu trời trước khi những phi công điều khiển dưới mặt đất kịp nhận ra rằng mình đang bị ngắm bắn.

Tiêm kích MiG-29SMT của Không quân Nga phóng tên lửa Kh-29T

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM