Bà mẹ 32 tuổi người Trung Quốc tên Triệu Li đã trải qua lần sinh nở đầy ám ảnh với một rắc rối khá hiếm xảy ra sau khi sinh.
Trước khi vào phòng sinh, Triệu Li biết rằng bác sĩ nam sẽ đỡ đẻ cho mình đã cảm thấy khá ngại ngùng, nhưng rồi cô nghĩ việc sinh nở sẽ nhanh thôi và trên hết là sắp được đón đứa con thân yêu chào đời nên cảm giác đó nhanh chóng qua đi.
Thật may là Triệu Li sinh bé nhanh chóng. Nghe tiếng khóc đầu tiên của con, cô thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sau khi con đã ra khỏi bụng mẹ, cô thấy bác sĩ nam đưa tay vào "cửa mình" của cô làm việc gì đó. Thấy thế, bà mẹ cáu kỉnh hỏi bác sĩ: "Bé đã ra ngoài nửa tiếng rồi, bác sĩ còn làm gì thế?". Ngay sau đó, cô liền cảm thấy vô cùng đau đớn phía bên dưới. Bác sĩ vội vàng giải thích rằng nhau thai của cô đã không sổ ra tự nhiên và cần phải bóc tách nhau bằng tay. Lúc ấy, cô cảm thấy xấu hổ nhưng rồi cuối cùng cũng vượt qua.
Đối tượng nào có thể phải thực hiện bóc nhau thai bằng tay?
Khi nhau thai không sổ ra, bác sĩ sẽ tiến hành bóc nhau thai bằng tay. Dưới đây là 1 số trường hợp có thể phải thực hiện thủ thuật này:
1. Những bà mẹ bị sảy thai hay từng thực hiện kỹ thuật phá bỏ thai, điều đó đều ảnh hưởng xấu đến tử cung của người mẹ, làm mỏng thành tử cung khiến cho thành tử cung và nhau thai dễ dính vào nhau ở những lần sinh nở sau và cần phải bóc nhau thai bằng tay.
2. Sử dụng thuốc giảm đau khi sinh: Sử dụng đúng cách thuốc giảm đau khi sinh có thể khiến sản phụ giảm bớt đau đớn ở một mức độ nào đó nhưng nó cũng có thể khiến nhau thai không sổ ra ngoài cùng với thai nhi một cách tự nhiên.
3. Thai phụ có điều kiện sức khỏe, thể chất kém: Những bà mẹ sức khỏe kém thì nguy cơ phải bóc nhau thai bằng tay sẽ cao hơn, đặc biệt là những người mẹ sinh con khi tuổi đã cao, khả năng co bóp tử cung tương đối yếu, thiếu năng lượng trong quá trình sinh khiến nhau thai không được đào thải ra ngoài 1 cách trơn tru.
Mẹ bầu cần làm gì để tránh hiện tượng phải bóc nhau thai bằng tay:
1. Điều quan trọng nhất là đảm bảo duy trì sức khỏe thể chất tốt
Với tất cả phụ nữ mang thai, tình trạng thể chất của người mẹ lúc bầu bí có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh nở, vì vậy các mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lý để không tăng cân quá nhiều và duy trì sức khỏe tốt.
2. Cần chú ý thời gian phục hồi sau sinh
Ngay cả những bà mẹ đã trải qua sinh nở cũng nên chú ý đến việc cải thiện sức khỏe và không bỏ qua các vấn đề phục hồi sau sinh. Lưu ý không nên sinh con thứ 2 quá gần thời điểm sinh con đầu, và phải đảm bảo chỉ mang thai con sau khi cơ thể đẫ hồi phục hoàn toàn sau lần sinh nở trước.
3. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống của các mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn tác động trực tiếp đến quá trình sinh nở. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý kết hợp với trạng thái tinh thần tốt sẽ giúp cho việc sinh nở của người mẹ suôn sẻ hơn.