'Con cưng' của Jack Ma và màn lột xác đáng kinh ngạc: Từ 1 ứng dụng dịch vụ tài chính trở thành tập đoàn lớn mạnh, đến các ngân hàng lớn cũng phải 'run mình'

Lục Lam | 27-08-2020 - 19:15 PM

(Tổ Quốc) - Theo nhận định của Financial Times, Ant Group của Jack Ma đã thay đổi hơn cả sự mong đợi trong 5 năm qua kể từ khi lần đầu tiên đưa ra thông tin công ty này sẽ IPO. Khi đó, Zhejiang Ant Small & Micro Financial Services Group là một công ty trị giá 50 tỷ USD, đang khiến hệ thống tài chính của Trung Quốc rung chuyển.

Họ cung cấp dịch vụ cho bất kỳ ai có điện thoại di động, dễ dàng để thanh toán tất cả mọi thứ và đầu tư tiền tiết kiệm mà không cần phải đến ngân hàng. Giờ đây, Ant đang hướng mục tiêu đến mức định giá 200-300 tỷ USD trong thương vụ niêm yết kép tại Hồng Kông và Thượng Hải, dù cuộc họp với các nhà đầu tư vẫn đang diễn ra.

Công ty này hiện vẫn "thống trị" mảng thanh toán di động ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh với lĩnh vực tài chính, họ lại trở thành một "siêu thị số" cung cấp dịch vụ cho người dùng, cho phép mua sắm bằng thẻ tín dụng, đầu tư vào quỹ tương hỗ và tìm dịch vụ bảo hiểm thông qua những đối tác uy tín. Hơn nữa, công ty này đã đổi tên từ Ant Financial thành Ant Group để nhấn mạnh rằng họ là công ty công nghệ, chứ không chỉ là công ty dịch vụ tài chính.

Năm ngoái, lợi nhuận ròng của công ty này là 18 tỷ CNY (2,6 tỷ USD) trên 120,6 tỷ CNY doanh thu. Theo hồ sơ IPO, con số trên đã nhanh chóng bị "phá vỡ" chỉ trong nửa đầu năm nay với lợi nhuận ròng đạt mức 21,9 tỷ USD. Đà tăng này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với giới phân tích. David Dai đến từ Bernstein Research nhận định rằng cổ phiếu của Ant có khả năng sẽ giao dịch ở mức lợi nhuận cao gấp 30 lần so với các công ty cùng ngành là Tencent và Visa.

Sự "lột xác" của Ant từ một nhà cung cấp dịch vụ tài chính trở thành một tập đoàn với số lượng khách hàng khổng lồ, cho phép họ sử dụng dịch vụ của các bên khác đã bắt đầu từ năm 2017, khi các nhà quản lý ở Bắc Kinh băn khoăn về vai trò của công ty này trong hệ thống tài chính.

Các khoản phí mà Ant kiếm được hồi năm ngoái từ việc kết nối người dùng với khoản vay của các công ty tài chính, các bên quản lý tài sản và bảo hiểm đã đóng góp đến 63% doanh thu trong nửa đầu năm nay, tăng từ mức 44% trong năm 2017.

Tuy nhiên, Martin Chorzempa đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, lưu ý rằng phần lớn hệ thống tài chính của Trung Quốc đã được sắp xếp lại và chủ yếu xoay quanh các nền tảng công nghệ. Ông cho hay: "Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của các ngân hàng phương Tây về những gì sẽ xảy ra trong một hệ thống ngân hàng mở. Về cơ bản, các ngân hàng đã để mất mối quan hệ trực tiếp với khách hàng và tất cả được thực hiện qua nền tảng trung gian."

Mảng thanh toán

Ứng dụng thanh toán của Ant – Alipay, ra mắt vào năm 2004, là một dịch vụ dành cho người mua sắm trực tuyến trên trang thương mại điện tử của Alibaba. Giờ đây, ứng dụng này được sử dụng rộng rãi ở khắp Trung Quốc, với hơn 80 triệu cơ sở chấp nhận thanh toán (merchant) qua ứng dụng này mỗi tháng.

Tuy nhiên, mảng thanh toán của Ant – vốn xử lý 118 nghìn tỷ CNY (17 nghìn tỷ USD) giao dịch tại Trung Quốc trong năm tính đến tháng 6, đang ngày càng chịu sự cạnh tranh lớn từ Tencent. Thị phần của Alipay trên thị trường thanh toán bên thứ 3 của Trung Quốc đã giảm từ ¾ trong quý I/2015 xuống còn khoảng 1 nửa trong quý I năm nay, theo Analysys.

Con cưng của Jack Ma và màn lột xác đáng kinh ngạc: Từ 1 ứng dụng dịch vụ tài chính trở thành tập đoàn lớn mạnh, đến các ngân hàng lớn cũng phải run mình - Ảnh 1.

Tại một cửa hàng ở chợ Qijiayuan (Bắc Kinh) bán nước ngọt, đồ ăn nhẹ và rượu vang, hầu hết người mua đều quét mã QR để thanh toán qua Alipay hoặc WeChat. Xiao - chủ cửa hàng cho biết: "Hầu hết khách hàng sử dụng WeChat đều thanh toán bằng ứng dụng này, rất ít sử dụng Alipay và thậm chí hiếm khi ít sử dụng tiền mặt." Cả Tencent và Ant đều không tính phí giao dịch của chị.

Ivan Platonov đến từ công ty nghiên cứu EqualOcean cho biết người mua hàng thích sử dụng WeChat hơn bởi họ có thể dễ dàng chuyển đổi giữa tin nhắn và thanh toán trên ứng dụng. WeChat hiện là phương tiện hàng đầu đối với người dân nước này trong việc chuyển tiền giữa bạn bè và người thân. Dẫu vậy, sự độc quyền của Alipay với các khoản thanh toán mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba đã giúp họ dẫn đầu trong mảng thanh toán thương mại trực tuyến.

Dai cho hay, trong khi thanh toán là phương tiện thu hút người dùng vào hệ sinh thái có các dịch vụ khác của Ant, thì mảng này lại không hề có lãi khi là một mảng kinh doanh độc lập. Một phần là bởi, năm 2017, các cơ quan quản lý đã bắt đầu cắt giảm lượng số dư trong các tài khoản – vốn được các công ty thanh toán có thể đầu tư cho lợi ích của họ, một nguồn thu nhập quan trọng, từ 100% xuống còn 0.

Lĩnh vực cho vay

Người dùng không chỉ thanh toán bằng Alipay, họ còn đi vay bằng ứng dụng này. Alipay sắp xếp các khoản vay nhỏ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp nhỏ và thu phí từ người cho vay theo số dư nợ cho vay. Năm ngoái, doanh thu từ lĩnh vực này đã tăng 87% so với cùng kỳ năm trước lên 42 tỷ CNY và đây cũng là động lực kinh doanh mạnh mẽ nhất của Ant trong nửa đầu năm nay. Trong 12 tháng qua, đã có 500 triệu khách hàng thực hiện các khoản vay qua Alipay.

Số dư của các khoản vay mà Alipay đã cung cấp đạt giá trị 1,7 nghìn tỷ CNY tính đến ngày 30/6, với 98% khoản tín dụng được mở rộng bởi 100 ngân hàng đối tác hoặc được các công ty chứng khoán hóa, bán ra thị trường. Tổng dư nợ tín dụng của Trung Quốc trên thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng là 6,5 nghìn tỷ CNY trong cùng kỳ.

Chorzempa nhận định: "Phần lớn việc đưa ra quyết định, phân tích dữ liệu, rủi ro, quy tắc và sản phẩm tài chính đều do công ty công nghệ này thiết kế, không phải các ngân hàng. Các ngân hàng cung cấp vốn, nhưng theo một cách nào đó, các ngân hàng lại trở thành ‘đường ống thụ động’, phải tranh giành khách hàng và doanh nghiệp trên nền tảng của những gã khổng lồ công nghệ."

Quản lý tài sản

Năm 2013, Ant đã cho ra mắt quỹ Yu’E Bao, cho phép khách hàng đầu tư bằng tài khoản Alipay. Trong nhiều năm, Tianhong Asset Management đã đầu tư tất cả số tiền họ có trong tài khoản và được xếp hạng là quỹ MMF lớn nhất thế giới.

Hiện tại, vị trí này đã không còn khi các quy định chặt chẽ bắt đầu được áp dụng từ năm 2017, dần buộc Tianhong phải giảm số tiền mà mỗi người dùng có thể đầu tư vào quỹ, Chloe Qu – nhà phân tích tại Morningstar, cho biét các nhà quản lý đã vào cuộc khi họ tin rằng quỹ Yu’E Bao đã quá lớn mạnh, đến mức làn sóng rút tiền nếu xảy ra sẽ gây rủi ro cho hệ thống tài chính.

Con cưng của Jack Ma và màn lột xác đáng kinh ngạc: Từ 1 ứng dụng dịch vụ tài chính trở thành tập đoàn lớn mạnh, đến các ngân hàng lớn cũng phải run mình - Ảnh 2.

Ant hiện cho ra mắt các quỹ cạnh trạnh bên trong Yu E’Bao. Qu cho biết hầu hết người dùng đều không biết công ty nào đang thực sự quản lý tiền của họ. Bà cho hay: "Nếu bạn có thể sử dụng sản phẩm trong kênh của Yu’E Bao – như một cỗ máy kiếm tiền, thì họ chỉ cần rót tiền vào."

Ant kiếm được một khoản hoa hồng nhỏ trên số tiền mà hơn 500 triệu người dùng đầu tư vào các đối tác quản lý tài sản của họ như liên doanh của Invesco và Bank of China Investment Management. Đây là nền tảng dịch vụ đầu tư trực tuyến lớn nhất ở Trung Quốc tính theo giá trị tài sản được quản lý, với tổng cộng 4,1 nghìn tỷ CNY được đầu tư thông qua nền tảng này tính đến ngày 30/6.

Bảo hiểm và các dự án khác

Năm ngoái, mảng bảo hiểm của Ant đã đóng góp 7% doanh thu, tăng 107% so với cùng kỳ. Giống như các dịch vụ khác, công ty này cũng thu phí dựa trên tỷ lệ phí bảo hiểm và các khoản đóng góp mà người dùng trả cho các công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, những sáng kiến đổi mới của công ty – ví dụ như dự án blockchain, cũng có quy mô nhỏ, chỉ đóng góp chưa đến 1% doanh thu vào năm ngoái.

Tham khảo Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM