Sau khi giảm tới 1.000 điểm trong phiên, chốt phiên DJ chỉ còn giảm gần 360 điểm (-1.4%) còn S&P 500 giảm 0,8% trong khi Nasdaq hồi phục tăng nhẹ, dù có lúc mất 3,5%.
Trong tuần này, Dow Jones đã giảm hơn 12% - ghi nhận đà lao dốc theo tuần mạnh nhất kể từ năm 2008. Ngoài ra, chỉ số này còn rơi vào vùng điểu chỉnh, thấp hơn mức đỉnh thiết lập hôm 12/2 tới 14,1%.
S&P 500 cũng mất 11,5% từ đầu tuần đến nay, chức kiến tuần tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính, thấp hơn mức đỉnh hồi tuần trước là 13%. Nasdaq sụt hơn 10,5% ở tuần này, thấp hơn mức đỉnh 13%.
Nhà đầu tư mạnh tay bán tháo ở đầu phiên, nhưng sau đó các chỉ số dần phục hồi khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - Jerome Powell, cho biết NHTW sẽ đưa ra “hành động phù hợp” để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh virus corona bùng phát.
Thị trường biến động, nhà đầu tư đổ xô tìm đến trái phiếu. Theo đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 10 năm giao dịch quanh mức 1,14%, tiếp tục chạm mức thấp kỷ lục.
Boeing và JPMorgan là 2 cổ phiếu rớt điểm mạnh nhất trong Dow Jones, giảm khoảng 4%. Apple mất 0,1% nhưng trước đó gần như rơi vào thị trường “gấu”.
Chỉ số đo lường tâm lý sợ hãi trên Phố Wall - CBOE, chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, lên tới 49,48 dù trước đó chỉ dao động quanh mức 40.
Chỉ số đo lường trạng thái biến động của thị trường - CBOE, còn được gọi là thước đo tâm lý sợ hãi của Phố Wall, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2018, tăng vọt lên mức 47,15 dù trước đó chỉ xoay quanh mốc 41.
Ở phiên trước, Dow Jones đã ghi nhận mức giảm trong 1 ngày lớn nhất từ trước đến nay. Cả 3 chỉ số lớn đều rơi vào vùng điều chỉnh. Dow Jones đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào hôm 12/2, nhưng chỉ mất 6 ngày để trượt từ mức đó xuống vùng điều chỉnh.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Hiện tại, New Zealand và Nigeria đã ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên. Hàn Quốc có hơn 500 ca nhiễm mới và Trung Quốc có thêm 327 người nhiễm.