Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!

Yến Trang | 28-06-2022 - 10:38 AM

(Tổ Quốc) - Nhờ dạy thêm và cân đối chi tiêu, cô sinh viên này đã có được khoản thu nhập "trong mơ" cùng với tài khoản tiết kiệm kếch xù.

Chloe Tan sinh ra ở Singapore và lớn lên ở Thượng Hải. Cô hiểu rõ mình có lợi thế về mặt xuất thân. Mẹ cô vốn sinh ra trong gia đình trâm anh thế phiệt và hiện đang làm việc tại ngân hàng tư nhân, trong khi bố cô làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Điều kiện gia đình khá giả cho phép Chloe được theo học ở trường quốc tế từ nhỏ. Ở đó, bạn bè của cô đều xuất thân từ gia đình bề thế. Chloe hiện đang là sinh viên năm cuối ngành kinh tế và khoa học dữ liệu tại trường đại học Chicago (Mỹ). Mỗi quý, cha mẹ của Tan cho trả 20.000 đô la cho học phí của cô.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 1.

Chloe Tan; Nguồn: CNBC

Chia sẻ với CNBC make it, cô bộc bạch: “Tôi nhận thức rõ rằng mình được trao nhiều đặc ân khi lớn lên trong điều kiện thoải mái, có cha mẹ rất hào phóng. Tôi chắc rằng điều này đã giúp tôi có khởi đầu thuận lợi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Chính vì vậy, tôi cần làm việc chăm chỉ hơn vì tôi đã được ban tặng rất nhiều điều". Trong năm 2021, Chloe đã kiếm được khoảng 93.000 đô la (tương đương với hơn 2.1 tỉ đồng). Chloe hiện có khoảng 70.000 USD (hơn 1,6 tỷ đồng) trong tài khoản tiết kiệm. Cô hy vọng sẽ kiếm được 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng) khi 27 tuổi.

Dạy kèm 16 học sinh ở Thượng Hải

Tan bắt đầu công việc gia sư vào năm 2016 khi cô sống ở Thượng Hải. Ý tưởng kinh doanh bắt đầu nhen nhóm khi cô đề nghị giúp em trai mình chuẩn bị cho một cuộc thi tranh biện.  Mỗi tuần, Chloe sẽ có thêm một vài học sinh mới muốn tham gia lớp dạy kèm nhằm cải thiện việc học. Sau một thời gian, mẹ của Chloe khuyến khích cô dạy kèm gia sư để có thêm thu nhập. .

Cho đến thời điểm hiện tại, Chloe dạy kèm cho 16 học sinh quốc tế ở Thượng Hải, từ lớp 7 đến lớp 11 theo giáo án của chương trình Tú tài Quốc tế.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 2.

Góc phòng của Chloe Tan; Nguồn: CNBC

Chloe dành khoảng hai giờ một tuần để chuẩn bị giáo án của mình. Ngoài ra, cô dành thêm 5-6 giờ mỗi tuần để tham gia các buổi dạy kèm theo nhóm liên tục, chủ yếu vào các tối thứ 6 vì chênh lệch múi giờ giữa Chicago và Thượng Hải là 13 giờ. Chi phí dạy kèm gia sư của Chloe là 67 đô la/giờ (hơn 1,5 triệu đồng/giờ)..

“Khi còn là sinh viên năm nhất đại học, tôi cảm thấy ngợp và  hơi kinh hãi khi phải lên lịch cho tất cả các tối thứ 6 hàng tuần”, Chloe nói. Tuy nhiên hiện tại cô không còn nghĩ đây là một sự đánh đổi để có thu nhập nữa mà coi đó như một thói quen, sở thích. “Việc dạy kèm vào mỗi tối thứ sáu đã trở thành một phần rất ổn định trong cuộc sống và trong lịch trình học đại học bận rộn của tôi”, Chloe nói thêm.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 3.

Nguồn: CNBC

Chloe được trả lương dạy kèm theo nhân dân tệ. Khoản thu nhập đó được gửi thẳng vào tài khoản ngân hàng nơi mẹ cô làm việc tại Singapore. Do đó, về cơ bản, cô không động đến số tiền này. Theo luật thuế ở Singapore, công dân không phải trả thuế cho thu nhập kiếm được ở nước ngoài.

Chi tiêu chưa đến 60 triệu đồng/tháng

Tự kiếm được thu nhập nhưng cha mẹ của Chloe trả cho cô học phí cho cô. Tổng số tiền sẽ lên đến khoảng 250.000 đô la vào thời điểm cô tốt nghiệp vào năm tới. Chloe rất biết ơn cha mẹ vì đã trang trải học phí và học phí cho cô, cộng với khoản trợ cấp 1.000 đô la mỗi quý. Số tiền này cô dùng để thuê nhà ở, mua thực phẩm và các khoản khác.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 4.

Nguồn: CNBC

Dưới đây là cách Chloe chi tiêu trong một tháng. Trong đó, danh mục chi tiêu lớn nhất của cô là mua sắm và giải trí, khoảng 972 đô la (hơn 22.5 triệu đồng). Chloe thích đầu tư vào những món đồ hàng hiệu hơn là thời trang nhanh. Cô ấy đã tiết kiệm trong hai tháng để mua Manolo Blahniks của mình, trị giá khoảng 1.125 đô la (khoảng 26 triệu đồng). Chloe thú nhận đó là thứ đắt nhất mà cô đã mua cho mình. Cô cũng thích tiêu tiền cho đồ ăn thức uống, bao gồm cả việc đãi bạn bè.  Cô đã chi khoảng 2.000 đô la cho bữa tối sinh nhật của mình vào tháng 10. Bên cạnh đó, Chloe tiêu 67 USD (hơn 1,5 triệu đồng) để đi Uber, 60 USD (hơn 1,3 triệu đồng) cho bảo hiểm y tế, 28 USD (khoảng 650.000 đồng) để mua các dịch vụ trực tuyến và 25 USD (khoảng 580.000 đồng) tiền điện thoại.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 5.

Nguồn: CNBC

Mục tiêu tiết kiếm được 300.000 đô la ở tuổi 27

Gia đình Chloe ưu tiên giáo dục. Cô là thế hệ thứ ba trong gia đình theo học đại học. Từ nhỏ, cô đã luôn biết mình muốn ra nước ngoài học đại học. Chloe chọn theo học đại học Chicago để có thể kiếm việc làm và ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.

“Với tư cách là một sinh viên đại học và một sinh viên quốc tế, tôi nghĩ mình cần cố gắng để tấm bằng và nền giáo dục tôi đang thụ hưởng xứng đáng với chính mình cũng như với bố mẹ”, cô nữ sinh 21 tuổi tâm sự.

Cô sinh viên 21 tuổi kiếm hơn 2 tỉ đồng/năm chỉ bằng việc dạy thêm, có tài khoản tiết kiệm hơn 1,5 tỉ, đặt mục tiêu có 7 tỉ khi 27 tuổi!  - Ảnh 6.

Nguồn: CNBC

Nữ sinh đặt mục tiêu trở thành quản lý sản phẩm tại một công ty công nghệ sau khi tốt nghiệp. Cô cho biết làm việc trong lĩnh vực STEM sẽ giúp cô dễ dàng có thị thực việc làm tại công ty lớn hơn ở Mỹ.

Ngoài ra, Chloe Tan cũng đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. Hiện tại, cô có khoảng 70.000 USD và mong muốn đạt con số 300.000 USD năm 27 tuổi. Cô dự định sử dụng số tiền đó để theo học chương trình sau đại học hoặc trả khoản thanh toán trước cho việc mua nhà.

Đối với việc dạy kèm gia sư, cô chia sẻ rằng chỉ cần học trò vẫn hứng thú học thì cô sẽ vẫn dạy. Cô ấy tự cho rằng bản thân là người tò mò và cô áp dụng thái tò mò này vào công việc, như là: "Tại sao tôi lại không làm được?” chứ không phải tư duy tính toán kiểu kinh doanh. Cô cho rằng chính thái độ làm việc này đã giúp cô tiến xa hơn nhiều trong sự nghiệp.

Nguồn: CNBC make it

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM