Những bài toán lớp 1 dạng cộng, trừ vô cùng đơn giản và có thể đọc đáp số trong vòng vài giây với người lớn, tuy nhiên, để giải thích cho những đứa trẻ còn bỡ ngỡ không phải chuyện dễ dàng.
Đặc biệt trong đó là dạng toán dễ gây nhầm lẫn như điền số vào các phép tính có kết quả sẵn.
Chia sẻ về dạng toán này, cô Lương Ngọc Anh, giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho biết: "Là một cô giáo dạy lớp 1, mình thấy dạy học sinh không khó về kiến thức mà khó về phương pháp. Đặc biệt là môn Toán vì phải làm sao để diễn giải cho trẻ con hiểu được đề bài, từ đó có cách tư duy đúng".
Với những bí quyết được cô Ngọc Anh chia sẻ sau đây, bố mẹ có thể tự hướng dẫn con ở nhà nhàn tênh:
Cô Ngọc Anh bật mí bí quyết cực dễ giúp trẻ lớp 1 điền số vào phép tính có dấu bằng trong phạm vi 100.
Dạng 1: Điền số chưa có vào các phép tính trừ có kết quả sẵn
Ví dụ: 19 - 3 - ... = 11
Cô Ngọc Anh cho rằng, một nguyên tắc bất di bất dịch bố mẹ cần nhắc con đó chính là: Đối với các phép tính có nhiều số phải hướng dẫn các con tính lần lượt từ trái sang phải. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ tính 19 - 3 trước.
Các con có thể đặt tính hàng dọc. Bố mẹ nhớ nhắc con thực hiện từ hàng đơn vị trước rồi hàng chục sau. Còn đối với những bé có kỹ năng tốt hơn, bố mẹ có thể thực hiện theo hàng ngang (tính nhẩm).
19 - 3 = 16. Bây giờ phép tính sẽ trở về 16 - ... = 11.
Bố mẹ lại tiếp tục hướng dẫn con đặt phép tính hàng dọc. Dấu ba chấm sẽ thay bằng hai gạch ngang tượng trưng cho số hàng chục và hàng đơn vị của hai số còn thiếu. Số 11 là kết quả.
Hỏi con: 6 trừ mấy bằng 1. Vậy hàng đơn vị là số 5. 1 trừ mấy bằng 1. Vậy hàng chục là số 0. Như vậy số cần tìm là 05.
Chúng ta sẽ có kết quả cuối cùng: 19 - 3 - 5 = 11
Dạng 2: Điền số chưa có vào các phép tính cộng - trừ có kết quả sẵn
Ví dụ: 13 4 - ... = 10
Bố mẹ hướng dẫn con tính phép tính từ trái sang phải trước. Đó là phép tính 13 4. Con có thể đặt phép tính dọc hoặc tính nhẩm. Chúng ta sẽ có kết quả là 17.
Phép tính lúc này trở thành: 17 - ... = 10.
Chúng ta vẫn đặt tính dọc và dấu ba chấm sẽ thay bằng hai gạch ngang tượng trưng cho số hàng chục và hàng đơn vị của hai số còn thiếu. 7 trừ mấy bằng 0, chúng ta sẽ có kết quả hàng đơn vị là 7; 1 trừ mấy bằng 1, chúng ta có kết quả là 0. Như vậy số cần tìm là 07.
Kết quả phép tính sẽ là: 13 4 - 7 = 10
Dạng 3: Điền kết quả chưa có vào các phép tính cộng
Ví dụ: 51 18 = ... 24
Bước 1: Tính
Bước 2: Chọn số
Bước 3: Điền số
Chúng ta sẽ tính phép tính bên trái: 51 18 = 69
Điền số 69 vào dưới phần kết quả bên tay phải
Phép tính lúc này trở thành: ... 24 = 69.
Bố mẹ hướng dẫn con đặt tính hàng dọc, và dấu ba chấm sẽ thay bằng hai gạch ngang tượng trưng cho số hàng chục và hàng đơn vị của hai số còn thiếu. Mấy cộng 4 bằng 9. Chúng ta có kết quả 5. Mấy cộng 2 bằng 6, chúng ta có kết quả 4. Như vậy số cần tìm là 45.
Kết quả phép tính sẽ là: 51 18 = 45 24