Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày có xu hướng tăng mạnh. Nguy hiểm nhất là nó dần trẻ hóa và gây nhiều biến chứng với hệ thần kinh. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh tiểu đường, cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh.
Các chuyên gia cho biết, vấn đề đáng lo ngại nhất là có khoảng nửa số bệnh nhân tiểu đường không hề biết mình mắc bệnh. Nếu không đi khám sớm, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan và gia tăng các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là gây tử vong sớm.
Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm dấu hiệu tiểu đường là cần thiết để ngừa bệnh và nâng cao khả năng chữa trị. Theo đó, giai đoạn đầu của loại bệnh này thường có 3 kiểu ngứa đặc trưng, nếu phát hiện sớm có thể ngăn chặn những biến chứng về sau:
"3 kiểu ngứa" là dấu hiệu bệnh tiểu đường, cần phát hiện sớm
1. Ngứa ở "vùng kín"
Những bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị ngứa ở nách, ngón tay, miệng… nhưng dễ thấy nhất là ở bộ phận sinh dục. Lúc này lượng đường trong máu tăng lên đột ngột nên thận phải thải ra thông qua đường nước tiểu, khiến các loại vi khuẩn gây nấm như candida dễ dàng xâm nhập vào "vùng kín" và gây ngứa ngáy.
Ở phụ nữ, "vùng kín" sẽ bị tiết dịch màu trắng và thường bị ngứa rát, ngứa châm chích khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Còn ở nam giới, bệnh tiểu đường sẽ làm dương vật có mùi khó chịu, ngứa ngáy và gây đau khi kéo bao quy đầu trở lại. Nếu thấy triệu chứng này thì tốt nhất nên đi khám ngay.
2. Ngứa ở chân
Đây là một trong những triệu chứng rõ nhất khi mắc bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao, nước trong cơ thể sẽ bị đào thải mạnh mẽ và không thể mang đi nuôi dưỡng chân, từ đó gây nên tình trạng khô da và gây ngứa ngáy. Ngoài ra, những vị trí chịu nhiều sức ép như chân còn dễ bị viêm loét và nhiễm nấm, gây biến chứng nhiễm trùng làm ngứa ngáy khó chịu.
Để cải thiện chứng ngứa này, bạn có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống hoặc thoa, cũng như cải thiện lối sống sinh hoạt để đưa mức đường huyết về bình thường. Nếu đã thay đổi thói quen hàng ngày nhưng vẫn thấy ngứa, cần phải tiến hành đến bệnh viện thăm khám ngay.
3. Ngứa ở tai
Ngứa tai là một tình trạng mà nhiều người hay gặp phải hàng ngày, chỉ cần dùng bông ngoái là xong. Tuy nhiên nếu đã ngoáy mà vẫn không hết ngứa, cộng thêm việc tái diễn nhiều lần thì phải hết sức cảnh giác. Đây cũng chính là biểu hiện dễ thấy nhất khi đường huyết trong cơ thể tăng cao.
Cụ thể, khi lượng đường trong máu tăng mạnh, tuyến bã nhờn trong tai sẽ chuyển hóa chất bẩn nhiều hơn khiến tai rất nhanh ngứa. Lúc này cơ thể cũng đang mất nước trầm trọng nên làm khô tai, tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy.
Chúng ta cần làm gì để ổn định đường huyết?
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu phát hiện bản thân có đường huyết cao, bạn nên học cách điều tiết chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt để đưa lượng đường trong máu về bình thường. Có như vậy thì mới dễ dàng kiểm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng khác.
- Uống nhiều nước: Khi đường huyết tăng cao sẽ dễ làm bạn đi tiểu nhiều lần, dẫn đến môi khô miệng rát vì thiếu nước. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, giảm khó chịu cho cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động sẽ giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải, đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn, không còn bị tích tụ lại trong cơ thể.
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định chứ không tăng đột ngột. Bữa cơm nào cũng phải có ít nhất một loại rau để cải thiện bệnh, chưa kể còn giúp nhuận tràng và làm đẹp da.
Theo Indiatimes, Healthline