Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình"

Louis | 14-03-2020 - 20:29 PM

(Tổ Quốc) - "Hãy cứ làm cho chính bản thân mình, một cách chính trực và tận tâm nhất. Kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức ta nhận được qua mỗi công ty, công việc, mới chính là tài sản quý giá nhất giúp ta thành công trên hành trình đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc đời mình".

Đã bao giờ có ai trong chúng ta thật sự tự hỏi và thành thật trả lời cho bản thân mình nghe câu hỏi “chúng ta đi làm cho ai và vì điều gì?”. Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn thường hỏi ứng viên những câu tương tự kiểu “lý do vì sao bạn chọn công việc/công ty này mà không phải một nơi chốn nào đó khác” hay “anh/chị đi làm vì điều gì?”.

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 1.

Có nhiều câu trả lời được đưa ra, vì tiền, tích lũy thêm vốn sống cũng như kinh nghiệm, để làm đẹp CV khi có thời gian dài cộng tác cùng công ty lớn… Nhưng tận sâu đáy lòng, đó có phải những lý do thật sự và chính đáng của việc chúng ta chọn làm một công việc nào đó tại một công ty nào đó.

Nhắc đến chuyện đi làm để làm gì và làm cho ai, vừa mới đây, trên trang cá nhân của mình, chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân đã có một bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân về câu chuyện này. Cụ thể, chị bộc bạch:

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 2.

DON’T WORK FOR ANYONE

Cả đời, dù đã từng vài bận làm thuê, và hiểu rất rõ tại sao mình xin đi làm thuê, tôi vẫn nghĩ là bản thân chưa bao giờ đi làm cho ai. Vì trước giờ, vẫn làm việc với tâm thế I work for myself - làm việc cho chính bản thân mình. 

Không phải vậy sao? Bạn đi làm để làm gì? Học hỏi? Nâng cao kiến thức và kỹ năng? Kiếm tiền? Muốn có tên thương hiệu công ty đó trên profile của mình? Thăng tiến trong nghề nghiệp? Chứng tỏ bản thân? Phát triển sự nghiệp? Vì được đi nước ngoài? Vì làm việc ở đó không áp lực? Vì được làm ngành mình yêu thích? Vì vừa kiếm được tiền vừa được làm điều mình thích,... Nếu đọc lại, sẽ thấy tất cả những mục tiêu mà ta đưa ra khi chọn nơi làm việc đều mang lại lợi ích cho bản thân.

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 3.

Trong đời, chưa bao giờ nghe ai trả lời đi làm để “đóng góp giúp công ty phát triển” một cách hồn nhiên hết. Nếu có, thì đó cũng chỉ là để xây dựng profile chiến thắng, để chứng tỏ và xây dựng thương hiệu, thành tích cho cá nhân. Ngày xưa đi làm thuê, tôi cũng vậy thôi, có tính toán mục tiêu cá nhân hết sức rõ ràng. Job đầu đời hồi còn sinh viên năm 2, đi làm là để kiếm tiền, nên ai làm gì, chính trị chính em gì bỏ qua hết, chỉ chăm chăm ngậm miệng làm việc để kiếm tiền. 

Job thứ 2 chuyển qua công ty nước ngoài để học cách làm việc chuyên nghiệp của mấy sếp Tây, để được sử dụng tiếng Anh hàng ngày. Job thứ 3 đi làm để học về sales & marketing, vì không có chuyên môn. Job thứ 4 xin đi làm ở Úc để hội nhập môi trường làm việc chuyên nghiệp tại một quốc gia khác và học cách làm e-commerce từ thời ngành này mới chập chững bùng lên. 

Job thứ 5 đi làm vì muốn học qua trải nghiệm ngành quảng cáo, được trực tiếp làm việc và xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo cho nhiều nhãn hàng lớn tầm quốc tế. Job thứ 6 đi làm vì muốn trở thành global executive – lãnh đạo tầm quốc tế, quản trị nhiều quốc gia. 

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 4.

Khai thật ra hết rồi đó. Đi làm là có mục tiêu cá nhân hết và đều đạt được những mục tiêu đó trên cả mong đợi. Mỗi môi trường và ngành nghề đều học được không biết bao nhiêu là thứ hay ho, để cuối cùng có thể làm chủ một cách nhẹ nhàng. 

Kể ra bao nhiêu đó thứ chỉ để nhắn nhủ các bạn đang đi làm là, đừng tự dối lòng, phàn nàn, kể công các kiểu là mình đang đóng góp. Thực tế, đây chỉ là sự trao đổi mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Vì thế, công việc cuối cùng là công cụ để bạn phát triển bản thân, nuôi sống bản thân. Vì thế, khi tư duy về chọn ngành nghề, chọn công ty, chọn công việc, đừng bắt đầu từ những ý niệm mơ hồ, chung chung, cao cả gì hết. 

Hãy bắt đầu một cách hết sức đời, hết sức bình dị là bạn đang cần gì từ công việc đó trong thời gian này. 

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 5.

Tại mỗi giai đoạn cuộc đời, ta có những nhu cầu hết sức khác nhau. Có khi chỉ để kiếm tiền. Có khi để học một thứ gì đó mà ta không được học trong trường lớp. Có khi chỉ để đóng cái mác công ty đó lên CV. Cứ thành thật với bản thân. Không dám nói thiệt mục tiêu cá nhân với ai thì cũng phải nói thiệt với cá nhân mình. 

Rồi chủ động tìm công việc để thoả mãn nhu cầu cá nhân đó. Rồi làm hết mình và học hết mình, bỏ qua hết ba thứ linh tinh, drama tào lao trong tập thể nếu có. Hầu hết người đi làm hoang phí thời gian vào ba chuyện gossip nơi công sở. Lâu dần tưởng mình thành diễn viên, quên mất mình đi làm mục tiêu là để làm gì. 

Nên hết sức tập trung để hoàn thành mục tiêu của mình trong thời gian làm việc ở một nơi nào đó. Hành trình làm việc chính là hành trình bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Hỏi mình, nếu lấy tên mình dán lên kết quả công việc vừa mới xong mang ra bán liệu có ai mua không? Bạn có tự tin không? Hay xấu hổ? Vấn đề không phải là đánh cái dấu một cái task đã hoàn thành, mà là hoàn thành kiểu gì, kiểu tự tin hay xấu hổ. 

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 6.

Cuối cùng, bạn đâu có làm việc gì cho ai. Thật ra, bạn đang làm việc cho chính bản thân mình, để thoả mãn mục tiêu cá nhân, để xây dựng thương hiệu cá nhân. Cho nên, đôi khi ta cần bình tâm, rõ ràng với bản thân về cách chọn việc, chọn công ty, và cách ta đang đối xử với công việc và công ty đó. Vài gạch đầu dòng của bản thân tôi:

1. Xây dựng mục tiêu cá nhân

2. Chọn công việc và công ty có thể giúp thực hiện mục tiêu cá nhân

3. Tận tâm tận lực làm việc không than phiền để đạt được mục tiêu cá nhân

4. Tận dụng cơ hội học hỏi tất cả những gì có thể

5. Bỏ qua mọi trò chính trị công sở mất thời gian vô ích

 6. Xây dựng thương hiệu cá nhân qua từng công việc nhỏ hoàn thành mỗi ngày

7. Luôn biết ơn và để lại dấu ấn đẹp khi ra đi

Don’t work for anyone! Đừng làm việc cho ai. Hãy cứ làm cho chính bản thân mình, một cách chính trực và tận tâm nhất. Kinh nghiệm, trải nghiệm, kiến thức ta nhận được qua mỗi công ty, công việc, mới chính là tài sản quý giá nhất giúp ta thành công trên hành trình đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc đời mình. Stay focused! Hãy hết sức tập trung!

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 7.

Ngay sau khi vừa được chia sẻ cách đây chưa lâu, bài viết của Nguyễn Phi Vân đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn trẻ. Rất nhiều bình luận bày tỏ sự đồng tình đã được để lại:

“Thật sự may mắn trong lúc bản thân em đang không chắc chắn vì một vài thứ lại được đọc những chia sẻ từ chị”.

“Cảm ơn chị vì bài chia sẻ rất hợp quan điểm của em. Cho phép em share về để các bạn sinh viên có dịp đọc nhé”.

“Được làm công việc mình yêu thích, có thu nhập đủ sống và nhiều cơ hội học hỏi, rèn luyện thì người làm công ăn lương sao lại thiệt thòi cho được?”.

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 8.

Thật vậy, chúng ta có rất nhiều lý do để có thể trả lời cho câu hỏi “đi làm để làm gì và làm cho ai?”. Tuy nhiên, về bản chất, chẳng phải chúng ta đều làm việc cho chính bản thân mình hay sao. Có tiền, có kinh nghiệm, có kỹ năng, âu cũng là để bản thân mình có thể trở thành một phiên bản tốt hơn, thậm chí tốt nhất. Cho nên, nếu đã làm việc vì bản thân, hãy dốc hết sức để bản thân cảm thấy xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra.

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân: “Đừng làm việc cho ai cả, hãy cứ làm cho chính mình" - Ảnh 10.


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM