Chuyên gia nghề nghiệp từng giúp nhiều người trúng tuyển vào Google, Facebook chia sẻ một lỗi KHÔNG ĐƯỢC MẮC trong CV

Huỳnh Đức - Design: Thủy Tiên | 23-11-2022 - 23:45 PM

(Tổ Quốc) - Dưới đây là 1 nỗi không nên có trong CV mà bạn cần phải ghi nhớ nếu muốn trúng tuyển vào những công ty trong mơ.

Jermaine L. Murray - người sáng lập JupiterHR, đã dành 6 năm qua với tư cách là nhà tuyển dụng và huấn luyện nghề nghiệp, giúp mọi người tìm được việc làm tại các công ty lớn, bao gồm Microsoft, Google và Facebook.

Sau khi xem xét hàng trăm hồ sơ xin việc và trao đổi với các giám đốc điều hành hàng đầu về những gì họ tìm kiếm ở một ứng viên, ông nhận thấy có các từ khóa trong CV là cách tốt nhất để trở nên nổi bật. Nhưng nhiều người đang sử dụng từ khóa sai cách.

Chuyên gia nghề nghiệp từng giúp nhiều người trúng tuyển vào Google, Facebook chia sẻ một lỗi KHÔNG ĐƯỢC MẮC trong CV - Ảnh 1.

Jermaine L. Murray

Nhồi nhét quá nhiều từ khóa

Jermaine L. Murray bày tỏ, gần đây có rất nhiều ứng cử viên đang cố gắng "nhồi nhét" rất nhiều từ khóa từ mô tả công việc vào trong sơ yếu lý lịch. Nguyên do là bởi những ứng cư viên tin rằng phần mềm quét CV mà nhiều nhà tuyển dụng sử dụng (được gọi là Hệ thống Theo dõi Ứng viên ATS) sẽ tự động từ chối những hồ sơ có quá ít từ khóa.

Nhưng đó không phải là tất cả và thực tế nhà tuyển dụng đang cần. Bởi chức năng chính của ATS là làm cho quá trình tuyển dụng dễ dàng hơn đối với các HR. Nó thực hiện những việc như theo dõi các ứng viên và tạo lịch phỏng vấn. HR sẽ là người quyết định từ chối bạn hay không. Vì vậy, chỉ bao gồm các từ khóa mô tả công việc khi chúng có mục đích thực sự và phù hợp với kinh nghiệm của bạn.

Cách sử dụng từ khóa trong sơ yếu lý lịch

Một mẹo đơn giản cần nhớ: Các ứng cử viên đang sử dụng từ khóa trong CV với con người, chứ không phải máy móc! Điều đó có nghĩa là bạn phải đưa những từ khóa vào bài theo hướng thuyết phục và phù hợp với ngữ cảnh, thay vì nhồi nhét một cách gượng ép, chiếu lệ. Và dưới đây là các cách sử dụng từ khóa vào trong CV:

1. Lựa chọn những điều mà bản thân nghĩ mà nhà tuyển dụng sẽ cần

Trước tiên, bạn hãy đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng xem liệu rằng họ đang tìm kiếm điều gì ở một ứng cử viên. Điều này không quá khó bởi muốn biết HR cần gì thì cứ nhìn vào bản mô tả công việc (job discription). Tại đây, họ sẽ liệt kê những điều cần ở một người mà họ đang tìm kiếm.

Khi đã biết HR cần gì, thì sẽ đến giai đoạn chắt lọc và ưu tiên những từ khóa quan trọng để đưa vào trong CV. Bên cạnh yếu tố phù hợp, những từ khóa còn phải khiến bạn trở nên nổi bật giữa một rừng ứng cử viên. Để khám phá điều gì khiến bạn trở nên đặc biệt, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

- Có yêu cầu cụ thể nào trong bản mô tả công việc mà bản thân nổi trội hơn so với các đồng nghiệp hay không?

- Nhìn vào các thành tựu lớn nhất của bản thân, đâu là điều đáng tự hào nhất?

- "Điều đáng tự hào" đó nói gì về điểm mạnh của chính mình?

Chuyên gia nghề nghiệp từng giúp nhiều người trúng tuyển vào Google, Facebook chia sẻ một lỗi KHÔNG ĐƯỢC MẮC trong CV - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

2. Làm nổi bật các từ khóa thông qua thành tích của bạn

Một sơ yếu lý lịch ấn tượng nhất cho người đọc là khi bạn biết sử dụng các kỹ năng của mình để tạo ra kết quả trong công việc và bạn có thể định lượng được nó.

Giả sử: một trong những kỹ năng bắt buộc trong bản mô tả công việc là kỹ năng soạn thảo văn bản, cụ thể là Microsoft Excel. Thay vì viết "Microsoft Excel được sử dụng để theo dõi và báo cáo dữ liệu", hãy viết "Sử dụng Microsoft Excel để tự động hóa thông tin một cách chi tiết và giảm thời gian báo cáo hàng tuần xuống 50%".

3. Giữ cho phần kỹ năng ngắn gọn

Có thể nói, phần kỹ năng là nơi mà các ứng cử viên hay đặt từ khóa một cách vô tội vạ. Do đó, Jermaine L. Murray khuyên mọi người nên chỉ liệt kê 9 kỹ năng chính trong phần này rồi sau đó nhóm chúng thành 3 cột, trải đều trên đầu sơ yếu lý lịch. Lý do phải tự giới hạn 9 từ khóa trong phần này là để tránh rơi vào trạng thái nhồi nhét từ khóa quá mức.

Theo Make it

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Marketing - ngành học chưa bao giờ hạ nhiệt

Trong nền kinh tế hội nhập, doanh nghiệp nào cũng cần đến bộ phận Marketing để định vị chỗ đứng trên thị trường kinh doanh và kết nối khách hàng rộng rãi. Một nhãn hàng mỹ phẩm mới ra mắt hay một thương hiệu trà sữa muốn giới thiệu món uống mới thành công đều cần từng bước phân tích đến xây dựng chiến lược khéo léo, sáng tạo.