Theo cây bút David Hambling của Forbes, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Azerbaijan dường như đã giúp Baku có được chiến thắng quyết định trước lực lượng Armenia trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, với một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức có hiệu lực từ 0h, ngày 10/11.
Cũng theo Hambling, Armenia không như không thể chống đỡ trước các cuộc tấn công liên tiếp từ phía Azerbaijan, quân đội Baku gần như nắm quyền kiểm soát chiến trường khi lực lượng phòng thủ Nagorno-Karabakh dần bị đánh tan. Phần lớn thành công của Azerbaijan đều nằm ở hiệu quả của các cuộc tấn công bằng máy bay không người.
Còn theo nhận định của nhà phân tích Samuel Bendett, UAV Azerbaijan giống như một "viên đạn thần" vì chúng dễ dàng tiêu diệt các hệ thống phòng không lẫn lực lượng bộ binh của Armenia hết lần này đến lần khác.
Dựa trên một số thông tin từ chiến trường, Azerbaijan tung vào cuộc chiến Nagorno-Karabakh nhiều dòng UAV khác nhau. Trong đóng vai trò chủ lực là các máy bay tấn công không người lái Bayraktar TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Mặc dù, trọng lượng chỉ bằng 1/8 chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ và chỉ có thể bay với vận tốc gần 129km/h thế nhưng Bayraktar TB-2 vẫn có thể mang theo ít nhất 4 tên lửa tấn công chính xác MAM. Hiệu quả của dòng tên lửa này có lẽ không cần chứng minh bởi các đoạn video ghi lại cảnh MAM tấn công mục tiêu đã nói lên tất cả.
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, tình đến ngày 3/10, họ đã tiêu diệt được 250 phương tiện bọc thép, hàng trăm khẩu pháo và 39 hệ thống phòng không (bao gồm cả S-300PS) của Armenia. Việc UAV Azerbaijan đè bẹp lực lượng phòng không Armenia ở Karabakh chỉ trong thời gian ngắn về cơ bản giúp lực lượng này an toàn hơn trên bầu trời và có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào mà chúng muốn.
Tuy nhiên, việc Quân đội Azerbaijan có thể vận hành trơn tru số lượng lớn UAV Bayraktar TB-2 chỉ trong thời gian ngắn (đặt mua từ tháng 6/2020) khiến Bendett cảm thấy hoài nghi. Chuyên gia quân sự này còn đặt ra giải thuyết, người Thổ đứng sau vận hành những chiếc Bayraktar TB-2 đang tham chiến ở Karabakh.
Ngoài UAV Bayraktar TB-2, Azerbaijan còn sử dụng các loại UAV "cảm tử" như Orbiter-1K và Harop của Israel để chống lại người Armenia. Ảnh: InfoResist.
Thành công của lực lượng UAV Azerbaijan trong cuộc chiến này cũng làm một số nhà quan sát đặt ra câu hỏi, phải chăng thời đại của xe tăng đã kết thúc? Bởi lực lượng thiết giáp Armenia gần như đứng im chịu trận trước các cuộc "bủa vây" của UAV Azerbaijan.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, sở dĩ lực lượng thiết giáp Armenia thiệt hại nặng như vậy là do họ tự biến bản thân thành "mồi" cho UAV Azerbaijan khi di chuyển trên các địa hình trống trải với số lượng lớn, không có bất cứ hình thức ngụy trang nào hay tổ chức ẩn nấp ở các vùng chiến sự đang diễn ra.
Trong một bài bình luận trên tờ Foreign Policy, chuyên gia quân sự Robert Bateman cho rằng "lỗi" không thuộc về những chiếc xe tăng mà là những người điều khiển chúng.
Trong khi một số người cho rằng vụ thảm sát giáp Armenia của phi đội máy bay không người lái Azeri báo hiệu sự kết thúc của xe tăng, những người khác lại không chắc chắn như vậy. Robert Bateman, viết trên tờ Foreign Police, mạnh mẽ gợi ý rằng vấn đề nằm ở thẩm quyền.
Theo Bendett, những lợi thế mà Azerbaijan có được từ việc sử dụng UAV chỉ là một "mắt xích" giúp họ đạt được chiến thắng nhanh hơn, bởi chiến đấu trực tiếp trên chiến trường là bộ binh và đây mới là lực lượng giúp Baku mở rộng vùng "giải phóng".
Cũng theo phân tích của Bendett, nếu Armenia cũng sở hữu một lực lượng UAV mạnh như Azerbaijan, cục diện chiến trường có lẽ đã khác. Trong trường hợp đó, Baku sẽ không ngần ngại đầu tư thêm hàng trăm để mua sắm các mẫu UAV mới nhất đủ khả năng chế áp đối phương.
Tình tới thời điểm hiện tại, xung đột ở Nagorno-Karabakh là cuộc chiến đầu tiên máy bay không người lái đóng vai trò then chốt tạo nên chiến thắng cho Azerbaijan và chắc chắn đây chưa phải là chiến tích của UAV trong môi trường chiến tranh hiện đại.
UAV Azerbaijan tập kích lực lượng Armenian Forces ở Nagorno-Karabakh.