Chuyên gia Mỹ đánh giá tên lửa trên Su-35 và Su-57 của Nga: 2 cái tên đáng gờm lộ diện

PV | 25-05-2022 - 13:30 PM

(Tổ Quốc) - Nga đang nỗ lực mở rộng kho vũ khí của các loại máy bay chiến đấu hiện đại và tương lai, cho ra đời nhiều loại tên lửa có khả năng vượt trội so với các đối tác phương Tây.

Theo hãng tin Sputnik, tại Mỹ đã có những ý kiến đánh giá khả năng của các trang bị vũ khí trên máy bay chiến đấu hiện đại. Trong đó, tên lửa không đối không dẫn đường R-37M và K-77M của Nga được đưa vào danh sách do tạp chí Military Watch tổng hợp. Theo tạp chí này, đây là 2 loại tên lửa phóng từ trên không hiệu quả nhất.

Chuyên gia Mỹ đánh giá tên lửa trên Su-35 và Su-57 của Nga: 2 cái tên đáng gờm lộ diện - Ảnh 1.

Tên lửa R-37M được gắn dưới cánh Su-35. Ảnh: Militarywatch.

Tên lửa tầm xa R-37M là sự tiếp nối phát triển của R-37, được chế tạo dành cho máy bay đánh chặn MiG-31M. R-37M mang đầu đạn nặng 60 kg và đủ sức triệt hạ mục tiêu ở cự ly tới 400 km. R-37M có thể bắn hạ máy bay chiến đấu và máy bay hỗ trợ. Tên lửa này có trong kho vũ khí của máy bay Su-35S và Su-57.

Thêm một tên lửa khác của Nga là K-77M lọt vào bảng xếp hạng của ấn phẩm. Tên lửa K-77M/ Product 180 đã xuất hiện trong đoạn video ngắn trong Triển lãm MAKS 2021. Đây có thể coi là lần xuất hiện đầu tiên của K-77M.

Chuyên gia Mỹ đánh giá tên lửa trên Su-35 và Su-57 của Nga: 2 cái tên đáng gờm lộ diện - Ảnh 2.

Su-57 mang theo tên lửa K-77M. Nguồn: Medium.com

K-77M về cơ bản không phải là một tên lửa hoàn toàn phát triển mới, mà là một phiên bản cải tiến của tên lửa không đối không tầm trung R-77. Xuất phát điểm của K-77M là loại tên lửa không đối không tiêu chuẩn tầm trung, được chế tạo phù hợp với khoang chứa vũ khí bên trong của máy bay chiến đấu Su-57.

Với tầm bắn trên 190 km, đây không phải là loại tên lửa không đối không tầm xa nhất mà Nga đã phát triển nhưng đánh giá chung, K-77M là tên lửa không đối không có cấu tạo phức tạp nhất mà Nga từng chế tạo.

Điểm đặc biệt của tên lửa K-77M là hệ thống đường liên kết dữ liệu hai chiều của tên lửa với máy bay sau khi phóng. Nguồn điện mạnh hơn lắp trên tên lửa, có thể hoạt động liên tục trong vòng 150 giây.

Trong danh sách còn có tên lửa PL-15 và PL-XX của Trung Quốc, Meteor của châu Âu, Fakour 90 của Iran và AIM-120D do Mỹ sản xuất.

Trước đó, vào năm 2020, tạp chí The Drive của Mỹ cũng dành rất nhiều sự chú ý tới tên lửa không-đối- không R-37M và K-77M của Nga. Tờ báo Mỹ lưu ý rằng Nga đang nỗ lực mở rộng kho vũ khí của các loại máy bay chiến đấu hiện đại và tương lai, cho ra đời nhiều loại tên lửa có khả năng vượt trội so với các đối tác phương Tây.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM