Chuyên gia giải đáp: Đục thủy tinh thể là gì, khi nào cần mổ?

Quang Vũ | 06-12-2024 - 07:00 AM

Đục thủy tinh thể (thường gọi là cườm khô) là bệnh lý về mắt phổ biến ở những người độ tuổi ngoài 50, gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là hiện tượng protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, cản trở ánh sáng đến võng mạc. Đục thủy tinh thể làm cho thị lực của bệnh nhân suy giảm, tầm nhìn mờ và nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến mù lòa.

Chuyên gia giải đáp: Đục thủy tinh thể là gì, khi nào cần mổ? - Ảnh 1.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới

Đục thủy tinh thể tiến triển theo từng giai đoạn, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ gây bệnh như mức độ tiếp xúc với tia cực tím, các yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Những người mắc bệnh tiểu đường, hoặc có tiền sử sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc thuốc liên quan đến phenothiazine trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi nào nên mổ đục thủy tinh thể?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, đục thủy tinh thể tiến triển theo thời gian, tùy theo tình trạng bệnh và yêu cầu thị lực trong công việc, sinh hoạt của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp điều trị khác nhau.

Ở giai đoạn khởi phát, thủy tinh thể vẫn trong suốt hoặc xám nhạt, nhưng khả năng thay đổi tiêu điểm giữa tầm nhìn gần và xa của người bệnh đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể cảm thấy thị lực mờ hoặc thấy màn sương mỏng trước mắt, cảm thấy chói sáng khi nhìn vào ánh đèn hay ánh mặt trời. Người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh tới sinh hoạt hằng ngày như thay kính mới, sử dụng kính râm có khả năng chống chói lóa hoặc sử dụng kính lúp cho các hoạt động nhìn gần như đọc sách báo.

Khi tiến tới giai đoạn đục một phần, thủy tinh thể bắt đầu có màu xám nhạt hoặc xám vàng, đặc biệt là ở vùng trung tâm. Tầm nhìn trở nên mờ hơn, người bệnh có thể nhìn một sự vật thành hai, ba vật, gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống. Tại thời điểm này, bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định người bệnh đeo kính mới, kính chống lóa và tăng ánh sáng khi đọc sách. Tuy nhiên, nếu bệnh gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể tại thời điểm này.

Chuyên gia giải đáp: Đục thủy tinh thể là gì, khi nào cần mổ? - Ảnh 2.

TS.BS Vũ Anh Tuấn thăm khám cho bệnh nhân đục thủy tinh thể

Bước vào giai đoạn đục chín, thủy tinh thể trở nên đông đặc hơn, có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Ở thời điểm này, bệnh nhân cần được thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể, tuy nhiên, thị lực sau phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào tình trạng võng mạc và các bệnh lý kèm theo trên mắt của người bệnh. Theo bác sĩ, tình trạng đục chín của thủy tinh thể khiến cho việc thăm khám tầm soát bệnh võng mạc trước phẫu thuật trở nên khó khăn, do đó khó có thể tiên lượng trước tình trạng thị lực sau phẫu thuật.

Tới giai đoạn đục toàn phần, thủy tinh thể sẽ trở nên rất cứng, chuyển màu vàng hoặc nâu đen. Lúc này đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân, bệnh nhân chỉ còn nhận thức được sáng tối, đồng thời việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đối với giai đoạn này, đục thủy tinh thể vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể. Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn và tiên lượng thị lực sau phẫu thuật cũng thường kém hơn.

Trên thực tế, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết không phải tất cả trường hợp đục thủy tinh thể đều phải phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, khi đục thủy tinh thể suy giảm thị lực, cản trở đến sinh hoạt, cuộc sống hay công việc, phẫu thuật là điều cần thiết. Thời điểm quyết định thực hiện phẫu thuật đục thể thủy tinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Giai đoạn lý tưởng để tiến hành phẫu thuật đục thủy tinh thể khi thị lực của bệnh nhân còn khoảng 3/10 – 4/10. Một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân có thể được mổ ở những giai đoạn rất sớm khi thị lực của mắt ở mức 5/10 – 6/10 nếu họ thường xuyên phải lái xe hay làm các công việc đòi hỏi độ chính xác cao.

Chuyên gia giải đáp: Đục thủy tinh thể là gì, khi nào cần mổ? - Ảnh 3.

TS.BS Vũ Anh Tuấn thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo cho bệnh nhân

Với vốn đầu tư 100% từ tập đoàn Paris Miki Holdings Nhật Bản, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản là cơ sở nhãn khoa hàng đầu về thăm khám và thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản sở hữu hệ thống thiết bị thăm khám và chẩn đoán hình ảnh hàng đầu Việt Nam, và cũng là bệnh viện tiên phong tại Đông Nam Á sở hữu hệ thống Catalys sử dụng trong phẫu thuật thay thủy tinh thể bằng công nghệ Laser. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện là chuyên gia đầu ngành với gần 30 năm kinh nghiệm, hơn 70.000 ca phẫu thuật thành công tại mắt.

Để được tư vấn chi tiết, liên hệ Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản theo số điện thoại: 0902242291 - 02437153666; địa chỉ: Số 32, Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Xem thêm thông tin tại website.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM