Chuyên gia Đức hiến kế khởi động lại nền kinh tế hậu Covid-19: Phải làm như đang chạy marathon chứ không phải đua nước rút!

Vân Đàm | 07-04-2020 - 09:42 AM

(Tổ Quốc) - Làm sao để khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian bị phong toả bởi dịch Covid-19? Câu trả lời là phải rất, rất thận trọng.

Dù hiện tại virus corona vẫn tiếp tục lan rộng ra toàn thế giới nhưng các chính phủ ở châu Âu đã bắt đầu nghĩ về các kịch bản mở cửa lại nhà máy, văn phòng, trường học. Vào ngày thứ 2, chính phủ Áo nói rằng họ sẽ dần dàn mở cửa lại các cửa hàng sau dịp lễ Phục sinh - và đây là nước đầu tiên ở châu Âu làm như vậy.

Áp lực đang đè nặng lên vai các chính phủ về việc giải thích các kế hoạch bởi những chi phí kinh tế rất lớn cho các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nó còn được kết hợp với nỗi lo sợ rằng nguồn cung cấp thức ăn và chăm sóc sức khỏe sẽ có thể bị phá hủy nếu các lệnh cấm bị kéo dài quá lâu.

Trong khi lệnh phong tỏa vẫn duy trì trong nhiều tuần và ở một vài nước thậm chí là nhiều tháng - các kế hoạch chi tiết được làm ngay từ bây giờ có thể giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương và giúp nền kinh tế hồi phục nhanh chóng khi lệnh cấm bị dỡ bỏ. Dẫu vậy, việc này cần được tiến hành một cách hết sức thận trọng bởi chỉ cần thực hiện sai 1 bước cũng có thể khiến thảm họa trở nên tồi tệ hơn, những lệnh phong tỏa tiếp theo sẽ được thực hiện và cuộc sống của người dân, nền kinh tế sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nặng nề.

Tại Đức, nơi có 100.000 người dương tính với virus Sars-coV-2 và gần 1.600 người thiệt mạng, một nhóm các chuyên gia phân tích, luật sư và chuyên gia y tế đã đưa ra đề xuất kế hoạch phục hồi nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cho phép những ngành công nghiệp đặc biệt và công nhân sẽ hồi phục lại hoạt động trong khi đó vẫn bảo đảm làn sóng virus thứ 2 không quay trở lại.

Chuyên gia Đức hiến kế khởi động lại nền kinh tế hậu Covid-19: Phải làm như đang chạy marathon chứ không phải đua nước rút! - Ảnh 1.

Có hoảng 12 chuyên gia viết trong báo cáo. Tất cả đều không kỳ vọng có vắc xin hay một biện pháp chữa trị hữu hiệu nào cho virus corona có thể có trước năm 2021. Chính vì vậy, họ cho rằng nước Đức nên tiếp cận cách chiến đấu chống lại bệnh tật trên tinh thần của một cuộc chạy marathon, chứ không phải một cuộc chạy nước rút.

"Các biện pháp trong tương lai phải được thiết kế và chuẩn bị theo cách một mặt đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt và mặt khác vẫn duy trì được trong những khoảng thời gian cần thiết. Quá trình này phải được bắt đầu ngay lập tức trong hệ thống chính trị, các công ty và tổ chức khác".

Hiện tại Đức đang buộc các trường học, nhà hàng, hoạt động thể thao ngừng hoạt động cho tới ít nhất là 20/4 khiến nền kinh tế vốn đang trên bờ vực suy thoái rơi vào hố sâu. Người phát ngôn của chính phủ Đức nói vào thứ 2 rằng ông không thể cung cấp thời gian chính xác để dỡ bỏ lệnh cấm. Trong khi đó GDP của nước này dự đoán sẽ giảm 20% trong năm nay nếu việc phong tỏa kéo dài 3 tháng.

Làm thế nào để khởi động lại nền kinh tế?

Chính phủ Đức đang đã công bố gói cứu trợ nền kinh tế trị giá 750 tỷ euro (tương đương 825 tỷ USD) gồm các biện pháp như thúc đẩy cho vay doanh nghiệp, mua cổ phần của các công ty và hỗ trợ cho các lao động mất việc. Gói này là một trong những gói cứu trợ lớn bậc nhất trên thế giới.

Nhóm các chuyên gia đưa ra báo cáo này (Ifo) nói rằng quốc gia này nên thành lập một đội đặc nhiệm quốc gia gồm các chuyên gia để đưa ra những đề xuất về việc khi nào và bằng cách nào gỡ bỏ lệnh cấm và thời điểm thích hợp để các ngành công nghiệp bắt đầu khởi động lại là bao giờ.

Các ngành công nghiệp như viễn thông và sản xuất ô tô - những thứ tạo thêm nhiều giá trị nhất cho nền kinh tế cần phải được ưu tiên. Những công việc nào có thể làm ở nhà nên được tiếp tục cho làm ở nhà. Y tế và trường học sẽ phải mở lại tương đối nhanh bởi người trẻ hiếm có triệu chứng bệnh nghiêm trọng và các phụ huynh sẽ không thể quay trở lại làm việc như bình thường nếu trường học vẫn tiếp tục đóng cửa.

Chưa nghĩ tới việc tổ chức các sự kiện lớn

Các công ty về sản phẩm chăm sóc sức khỏe hay linh kiện cũng sẻ mở lại nhanh chóng trong khi đó khách sạn, nhà hàng nên được cân nhắc "rất thận trọng và có sự quản lý" nếu muốn hoạt động trở lại. Các câu lạc bộ vẫn nên tiếp tục đóng cửa và những sự kiện lớn có đông khán giả chưa nên tổ chức vội.

Chuyên gia Đức hiến kế khởi động lại nền kinh tế hậu Covid-19: Phải làm như đang chạy marathon chứ không phải đua nước rút! - Ảnh 2.

Các chuyên gia nói rằng có thể các tiêu chuẩn sẽ khác nhau tại những khu vực khác nhau. Lệnh cấm có thể được xóa bỏ đầu tiên ở những nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hoặc rủi ro lây lan yếu như các vùng nông thôn. Sau đó, các khu vực có đông dân cư có thể được cho phép hoạt động trở lại nhưng với một vài điều kiện nhất định.

Dĩ nhiên, để làm được những điều đó cần sự hợp tác và việc xét nghiệm trên quy mô lớn đối với virus corona.

Các chuyên gia cũng đề xuất rằng Đức nên tăng cường sản xuất các sản phẩm quần áo bảo hộ và khẩu trang, thuốc và vắc xin và thiết lập cả một nền tảng công nghệ thông tin cho các kế hoạch khôi phục nền kinh tế.

Bài học từ Trung Quốc

Các quốc gia đang nỗ lực khởi động lại nền kinh tế đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ 2 của virus có thể tìm đến Trung Quốc như một bài học hữu hiệu.

Quốc gia này đã trải qua sự sụt giảm nền kinh tế lần đầu tiên trong vài thập kỷ trong quý đầu tiên của năm nay sau khi áp dụng những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhằm làm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trung Quốc đã tiến hành ngay những kế hoạch nhằm cứu nền kinh tế, công bố các chính sách và chiến dịch để thúc đẩy người dân quay trở lại làm việc, bảo vệ nhiều công ty khỏi nguy cơ phá sản. Bắc Kinh đã chi hàng tỷ USD vào thiết bị y tế và chữa trị và bơm tiền và các dự án cơ sở hạ tầng để tạo ra việc làm. Họ cũng gỡ bỏ lệnh cấm và cho phép người dân đi lại tự do trong khu vực virus khởi phát.

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về kết quả.

Cần phải tạo ra sự cân đối

Tiến sỹ Anthony Fauci - chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ nói rằng dù sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu nhưng việc giữ cho xã hội và nền kinh tế bị phong tỏa quá lâu sẽ tạo ra những hậu quả tiêu cực không thể lường trước được.

Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và kinh tế Anh dự đoán rằng thiệt hại cho nền kinh tế nước này đạt mức 2,4 tỷ bảng (2,9 tỷ USD) mỗi ngày vì lệnh phong toả. "Nếu việc này kéo dài trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả", cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nói.

Làm sao để cân bằng được mọi mặt là bài toán đau đầu với nhiều quốc gia trên thế giới khi dịch virus vẫn lan rộng.

"Mọi người phụ thuộc vào chuỗi cung ứng cho thực phẩm và chất dinh dưỡng. Họ có thể đói, có thể bị bệnh. Nếu sự gián đoạn đến một điểm tồi tệ nào đó, việc này sẽ thành thảm hoạ. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng kế hoạch đưa ra có thể cân đối được mọi mặt".

Chuyên gia Đức hiến kế khởi động lại nền kinh tế hậu Covid-19: Phải làm như đang chạy marathon chứ không phải đua nước rút! - Ảnh 4.

theo CNN

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM