Chuyên gia: COVID-19 có thể là bước ngoặt, mục tiêu tăng trưởng của VN "tham vọng nhưng không phi thực tế"

Hồng Anh | 25-05-2020 - 05:16 AM

(Tổ Quốc) - Một chuyên gia đến từ công ty tư vấn và nghiên cứu Mekong Economics kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ những thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Mới đây, báo Đức Deutsche Welle (DW) vừa đăng tải bài viết có tiêu đề "Coronavirus: Vietnam upbeat about economic recovery" (Virus corona: Việt Nam lạc quan về triển vọng hồi phục kinh tế), trong đó đã phân tích mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đánh giá là "đầy tham vọng" của Việt Nam thời hậu COVID-19.

Sau đây là nội dung lược dịch của bài viết nói trên.


Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nguy cơ suy thoái tại một số quốc gia láng giềng, Việt Nam vẫn đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay. Mục tiêu đầy tham vọng này vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công bố gần đây trong một hội nghị trực tuyến với sự góp mặt của hàng ngàn đại diện đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mục tiêu tham vọng này cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng GDP dự đoán được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trước đó (2,7%). Kể cả với con số 2,7% này, thì IMF vẫn dự báo Việt Nam sẽ vượt các quốc gia láng giềng về tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, con số được IMF đưa ra vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7% trong năm 2019.

Chính phủ Việt Nam hy vọng rằng nền kinh tế sẽ hưởng lợi từ thành công của cả nước trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Cho đến nay, Việt Nam vẫn duy trì được số ca nhiễm ở mức thấp (hơn 320 trường hợp) và 0 ca tử vong do COVID-19.

Trong vài tuần gần đây, Việt Nam không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm mới trong cộng đồng nào, và các ca nhiễm mới được xác nhận gần đây đều là những trường hợp "ngoại nhập" - các công dân Việt Nam hồi hương từ những quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.

Các chuyên gia tin rằng Việt Nam có thể kiểm soát tình hình dịch bệnh là nhờ tốc độ phản ứng - hành động nhanh chóng và quyết đoán của chính quyền. Việt Nam đã quyết định đóng cửa trường học, đóng cửa biên giới và đình chỉ các chuyến bay quốc tế sớm hơn nhiều so với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, giới chức địa phương cũng đã sắp xếp các cơ sở cách ly tập trung, đón nhận hàng chục ngàn người nhập cảnh từ nước ngoài đến cách ly trong 14 ngày.

Mặc dù các biện pháp nói trên rất quyết liệt, nhưng Việt Nam đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các quốc gia khác trên thế giới về cách xử lý dịch bệnh hiệu quả. Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đã được tái khởi động, và chính phủ Việt Nam hy vọng rằng sự tín nhiệm mới đến từ thành công chống dịch COVID-19 sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

Chuyên gia: COVID-19 có thể là bước ngoặt, mục tiêu tăng trưởng của VN tham vọng nhưng không phi thực tế - Ảnh 3.

Tỉ lệ xét nghiệm trên tổng số ca nhiễm của Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Nguồn: DW

.vcc-media-unit.type3 { width: 100%; display: inline-block; border-left: solid 6px #0e1c63; padding-left: 10px; text-align: left; } .vcc-media-unit.type3 p { line-height: normal !important; } .vcc-media-unit.type3 .title { color: #0e1c63; font-size: 40px !important; font-weight: bold; margin: 0; font-family: SFD-Bold; } @media screen and (max-width: 760px) { .vcc-media-unit.type3 { border-left: none; padding-left: 0; } .vcc-media-unit.type3 p.title { font-size: 35px !important; margin: 0; } }

Mục tiêu "đầy tham vọng nhưng không hề phi thực tế"

Ông Adam McCarty, trưởng bộ phận kinh tế của công ty tư vấn và nghiên cứu Mekong Economics, kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ những thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

"Có lẽ đây là bước ngoặt để Việt Nam rời khỏi nhóm các quốc gia như Campuchia, Philippines để gia nhập các quốc gia phát triển cao hơn như Thái Lan và Hàn Quốc, dù GDP của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức tương đương với các quốc gia này", ông McCarty nhận định với DW.

Theo chuyên gia này, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới rằng nước này có khả năng xử lý một hiểm họa phức tạp như cuộc khủng hoảng y tế COVID-19: "Việt Nam đã chứng minh rằng họ có thể xử lý tình hình tốt hơn Mỹ và hầu hết các quốc gia châu Âu. Đây chính là tín hiệu dành cho các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài".

Việt Nam đang hy vọng có thể tiếp tục một xu hướng đã bắt đầu từ vài năm trước. Sau khi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng, một số công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Với lợi thế về lao động rẻ, dân số trẻ và môi trường đầu tư cởi mở, Việt Nam thường được coi là một lựa chọn tốt để thay thế cho việc sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc.

Ông Vũ Minh Khương, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định rằng mục tiêu của chính phủ Việt Nam "đầy tham vọng nhưng không hề phi thực tế". Chia sẻ với DW, ông Khương cũng kỳ vọng rằng sẽ có thêm các khoản đầu tư và tái phân bổ của nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Hơn nữa, đại dịch COVID-19 cũng đã củng cố các năng lực xã hội vàng tăng cường số hóa tại Việt Nam, chuyên gia này nhận định: "Nhờ đại dịch, Việt Nam đã đạt được tiến bộ nhảy vọt trong lĩnh vực chuyển đổi số. Tỉ lệ giao dịch trực tuyến trong các ngành dịch vụ công đã tăng từ 12% lên 24% trong vòng 2 tháng giãn cách xã hội".

Ngoài ra, ông Khương cũng kỳ vọng rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ được thúc đẩy nhờ các khoản đầu tư lớn của chính phủ và tiêu dùng tư nhân.

Chuyên gia: COVID-19 có thể là bước ngoặt, mục tiêu tăng trưởng của VN tham vọng nhưng không phi thực tế - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: TTXVN

Bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi

Tuy vậy, dù Việt Nam được dự đoán sẽ vượt trội hơn các quốc gia láng giềng - ví dụ như Thái Lan, nơi nền kinh tế đã sụt giảm 6% do đại dịch - nhưng Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi hoàn toàn những tác động của dịch bệnh.

Trong quý I năm nay, gần 35.000 đã tuyên bố rút khỏi thị trường, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Kinh tế của Việt Nam tăng trưởng 3,8% trong giai đoạn này - mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.

Đặc biệt, những lĩnh vực như du lịch và những ngành liên quan tới xuất khẩu đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các khách du lịch nước ngoài không thể đến những địa điểm nổi tiếng của Việt Nam như Vịnh Hạ Long và Hội An, sau khi Việt Nam quyết định đóng cửa biên giới và đình chỉ các chuyến bay quốc tế. Trong khi đó, các nhà máy dệt may cũng không nhận được nhiều đơn hàng như trước do nhu cầu về quần áo, giày dép giảm mạnh.

"Khi thế giới vẫn tiếp tục chiến đấu với COVID-19, thì lĩnh vực xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại nặng nề", chuyên gia McCarrty nhận định.

Chuyên gia: COVID-19 có thể là bước ngoặt, mục tiêu tăng trưởng của VN tham vọng nhưng không phi thực tế - Ảnh 10.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.