Chúng ta đã học được kinh nghiệm gì về tăng cường hệ miễn dịch?

| 13-12-2022 - 13:00 PM

(Tổ Quốc) - Có rất nhiều điều chúng ta không quên về Covid-19, tuy nhiên kinh nghiệm học được và cần thay đổi như thế nào là điều cần quan tâm nhất.

Đại dịch toàn cầu mang tên Covid-19 đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Cái giá quá lớn và quá nhanh khiến chúng ta không thể nào quên và có thể thế hệ mai sau sẽ xem đây là một dấu mốc lịch sử. Sau Covid-19, tất cả mọi hoạt động đã trở lại, tuy nhiên kinh nghiệm học được và cần thay đổi như thế nào là điều vô cùng quan trọng.

Theo một nghiên cứu từ Pfizer, giai đoạn nửa đầu năm 2021, trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ hai liều vắc xin mRNA của Pfizer thì những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao hơn khoảng ba lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 0,18% bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị mắc Covid-19 so với 0,06% bệnh nhân không suy giảm miễn dịch. Đây cũng được xem là một trong rất nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa suy giảm miễn dịch và Covid-19 của các nhà khoa học trên thế giới.

Vậy chúng ta rút được kinh nghiệm gì về tăng cường hệ miễn dịch?

photo-5

Cuộc sống bận rộn đã khiến chúng ta quên đi việc chăm sóc sức khỏe hệ miễn dịch. Nhưng sau đại dịch Covid-19, việc gia tăng nhận thức về sự khó lường liên quan đến bệnh lây nhiễm đã khiến mọi người chú trọng hơn đến việc ăn uống, luyện tập thể thao... để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, với người già hệ miễn dịch của họ cần được tăng cường, xây dựng kỹ lưỡng hơn.

photo-1

Qua đại dịch, có thể thấy rõ ràng  người già là đối tượng bị Covid-19 tấn công mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, với những người có bệnh nền, khả năng điều trị là rất thấp kèm theo những biến chứng phức tạp trong quá trình điều trị dẫn đến nhiều kết quả đáng tiếc.

photo-1

Vì sao người già khó vượt qua Covid-19 hơn? Không chỉ số lượng tế bào miễn dịch giảm đi theo thời gian, các tế bào miễn dịch ở người cao tuổi phối hợp hoạt động cũng không thật sự tốt, và từ đó hiệu lực bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh cũng kém đi nhiều so với người trẻ.

photo-2

Cho đến nay vẫn chưa có xét nghiệm nào cho ta biết hệ miễn dịch đang không ở tình trạng tối ưu. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng. Hãy đưa người thân đi khám nếu như thường xuyên bị ốm hoặc thấy bản thân hồi phục quá chậm sau khi mắc bệnh hoặc chấn thương.

Sữa là một giải pháp dinh dưỡng bổ sung dưỡng chất dành cho mọi loại đối tượng với những công thức phù hợp riêng biệt. Với người lớn tuổi, cần bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng đề kháng và giúp người già có một sức khỏe tốt hơn, chống lại bệnh tật.

photo-3

        

photo-4

Sữa Calosure Gold có sử dụng hệ chất xơ cao cấp Synergy 1 (FOS/INULIN) – hỗn hợp các chất xơ hòa tan-có tác dụng phòng ngừa táo bón, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi, ức chế các vi khuẩn có hại tại đường tiêu hóa – giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Không chứa đường lactose nên không gây tiêu chảy ở người thiếu men Lactase, sử dụng nguồn Protein đậu nành thay thế sữa bò, do đó hạn chế được tình trạng tiêu chảy ở người thiếu men Lactase hoặc người ít sử dụng các chế phẩm từ sữa (thường gặp nhất là ở người lớn, người cao tuổi, bệnh nhân). Ngoài ra hệ chất xơ này còn giúp tăng cường hấp thu canxi, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate nên góp phần kiểm soát đường huyết.

Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là giải pháp tốt để tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt với người lớn tuổi, thói quen uống sữa sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ sức khỏe giúp người già tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

Công ty Cổ phần sữa VitaDairy Việt Nam, số 99 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.