Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến và giao hàng ở Việt Nam tăng bao nhiêu mùa COVID-19?

Hoàng An | 14-05-2020 - 08:45 AM

(Tổ Quốc) - Sau khi COVID-19 bùng phát, chi tiêu người tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt, khiến hầu như toàn bộ nền kinh tế đều phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, bệnh dịch cũng đang góp phần mở ra rất nhiều xu hướng mới buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng.

Mua sắm trực tuyến và giao hàng tại nhà “lội ngược dòng” đầy ấn tượng

Theo báo cáo Khủng hoảng COVID-19: Tác Động và tiềm năng Phục Hồi do Adsota phát hành, các ngành dịch vụ đang đứng trước tình hình không mấy khả quan. Điển hình là giải trí và nhà hàng phải chịu mức giảm chi tiêu tới 19%. Bên cạnh đó, các ngành thực phẩm đóng gói, chăm sóc cá nhân và chăm sóc sức khỏe tưởng sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng lại cho thấy mức giảm từ nhẹ tới trung bình. 

Ngành thực phẩm đóng gói có mức giảm thấp nhất với 4% người dân tập trung mua nhiều để tích trữ đầu mùa dịch và giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ghi nhận mức giảm trung bình với 16% do người dân hạn chế đến các bệnh viện và phòng khám.

Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến và giao hàng ở Việt Nam tăng bao nhiêu mùa COVID-19? - Ảnh 1.

Trái ngược hoàn toàn với tình hình u ám của trên, chi tiêu cho các dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tăng vọt với lần lượt 20% và 12%. Tình hình giãn cách xã hội vừa qua khiến hàng loạt điểm bán và nhà hàng phải đóng cửa đã góp phần giúp những dịch vụ này sống sót. Một lý do cho sự phát triển này chính là bởi chi tiêu đối với hàng hóa thiết yếu của người Việt Nam không có sự thay đổi quá tiêu cực, trong khi vấn đề hạn chế tiếp xúc xã hội tại các điểm bán offline đã được các nền tảng thương mại điện tử giải quyết phần nào 

Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến và giao hàng ở Việt Nam tăng bao nhiêu mùa COVID-19? - Ảnh 2.

Cụ thể, doanh thu của sản phẩm dinh dưỡng tăng tới 73%, theo sau là các mặt hàng vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà ở với lần lượt tăng 68% và 63%. Ngoài ra, chi tiêu cho các sản phẩm thông thường như: dầu gội, mỹ phẩm và đồ gia dụng cũng không bị ảnh hưởng. Các mặt hàng cao cấp và đồ uống có cồn là những sản phẩm duy nhất có xu hướng tiêu cực với mức giảm trung bình là 50%.

Do bị hạn chế các hoạt động tụ tập đông người, người tiêu dùng bắt đầu tận dụng tối đa các tiện ích của trên tảng trực tuyến. Theo báo cáo, việc đón xem các nội dung phim ảnh, game livestreams hay âm nhạc là các hoạt động được ưa chuộng nhất với 69% người tham gia khảo sát cho biết họ thực hiện những hoạt động này nhiều hơn trước đây. Ngoài ra, 49% người dùng cũng thừa nhận thời gian họ dành cho việc lên mạng cũng gia tăng đáng kể trong mùa dịch. 

Chi tiêu cho mua sắm trực tuyến và giao hàng ở Việt Nam tăng bao nhiêu mùa COVID-19? - Ảnh 3.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM