Người xưa rất giỏi đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống, có câu nói: "Chết vì miệng, bệnh tại chân" quả không sai.
1. "Chết vì miệng"
- Không ăn sáng làm hại cơ thể
Không ăn sáng làm hại cơ thể bởi việc bỏ bữa vào thời điểm đầu ngày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết axit trong dạ dày, bài tiết mật, dễ gây viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh về tiêu hóa khác.
Các bác sĩ khuyên mọi người muốn khỏe mạnh hãy chú trọng ăn theo chế độ:"Bữa ăn sáng đầy đủ, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít lại". Tuy nhiên, nhiều người ngày nay hoàn toàn làm ngược lại: bữa sáng tùy tiện, bữa trưa ăn để đối phó, bữa tối thì ăn uống no say. Đây chính là gốc rễ của mọi bệnh tật.
Bệnh tật thường có liên quan đến thói quen ăn uống của chúng ta, bỏ bữa sáng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng suất lao động, học tập. Bạn có cảm thấy rằng nếu bỏ bữa sáng, bạn sẽ không thể tập trung và não bộ của bạn hoạt động chậm chạp không?
Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết axit trong dạ dày, bài tiết mật, dễ gây viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh về tiêu hóa khác.
Một nghiên cứu từ Đại học Erlangen ở Đức cũng cho thấy những người không chú ý ăn sáng sẽ rút ngắn tuổi thọ trung bình 2,5 năm.
Đừng bỏ bữa sáng, đó là cách tốt nhất để bắt đầu 1 ngày làm việc, học tập hiệu quả
- Ăn quá nhanh khiến cơ thể bị tổn thương
Áp lực công việc và cuộc sống khiến chúng ta luôn trong tình trạng căng thẳng, dường như việc ăn uống chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thể chất đơn giản hay để giảm stress nên nhiều người có thói quen ăn ngấu nghiến.
Ăn quá nhanh khiến cơ thể bị tổn thương bởi thức ăn không được nhai kỹ dễ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, sinh viêm mãn tính, ngoài ra ăn nhanh, khối lượng thức ăn vón cục lớn, dễ gây kích thích cơ học mạnh tác động đến thực quản, lâu ngày có thể gây ung thư. Ảnh: Internet.
Thực tế, điều này rất không tốt cho sức khỏe. Ăn nhanh, thức ăn không được nhai kỹ dễ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, sinh viêm mãn tính, ngoài ra ăn nhanh, khối lượng thức ăn vón cục lớn, dễ gây kích thích cơ học mạnh tác động đến thực quản, lâu ngày có thể gây ung thư.
- Không uống nước, chỉ uống đồ uống làm tổn thương cơ thể
Nước là nguồn gốc của sự sống, 90% các thành phần trong máu là từ nước, ở một mức độ nào đó, "chất lượng nước quyết định chất lượng máu, chất lượng máu quyết định thể lực con người". Một số người sẽ uống nhiều loại đồ uống khác nhau để bổ sung nước cho cơ thể, tuy nhiên, điều này sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.
Càng uống nhiều đồ uống có đường thì nguy cơ tử vong sớm càng cao
Tại sao những đồ uống khác lại có hại như vậy?
Trên thực tế, mối nguy hiểm lớn nhất trong chúng đến từ "đường". Một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí y khoa quốc tế "Circulation" cho thấy càng uống nhiều đồ uống có đường thì nguy cơ tử vong sớm càng cao.
Hãy nhớ rằng: thức uống tốt nhất cho sức khỏe chính là ly nước đun sôi!
- Hút thuốc, uống rượu và làm tổn thương cơ thể
Các nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá là thủ phạm của nhiều bệnh ung thư như: ung thư vòm họng, ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi và ung thư miệng.Hút thuốc và uống rượu là hai thứ "thuốc độc" đầu độc cơ thể của chúng ta !
Hút thuốc, uống rượu và làm tổn thương cơ thể
Tạp chí y học "The Lancet " đã từng đăng một bài báo nói rằng chỉ cần bạn uống rượu, bạn sẽ gây hại cho cơ thể, cho dù uống ít vẫn có khả năng gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo thống kê, có khoảng 3,3 triệu người trên thế giới chết vì lạm dụng rượu mỗi năm .
Tóm lại, cả hút thuốc và uống rượu đều không tốt cho sức khỏe. Hãy vì sức khỏe của chính mình mà bỏ thuốc lá, uống rượu càng sớm càng tốt.
2. "Bệnh tại chân": Ngồi lâu, lười vận động khiến cơ thể đau đớn
Nhiều người luôn viện lý do công việc bận rộn và thiếu thời gian như một cái cớ để tránh tập thể dục, nhưng có một trong những phương pháp tập thể dục dễ dàng và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện, đó là đi bộ mọi lúc, mọi nơi.
Ngồi lâu, lười vận động khiến cơ thể đau đớn
Trong cuộc sống, trung bình một người bình thường vận động 4000 bước mỗi ngày, nhưng như vậy là chưa đủ. Theo tài liệu hướng dẫn về ăn uống của TQ (2007) đề xuất rằng " người lớn được khuyến nghị thực hiện các hoạt động thể chất tương đương với việc đi bộ hơn 6000 bước mỗi ngày ". Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận khi tập thể dục, ví dụ có người đi bộ hàng chục nghìn bước mỗi ngày nhưng cơ thể không chịu nổi thì việc tập luyện quá sức cũng có thể gây ra nhiều áp lực cho đầu gối.
Đi bộ có thể làm cho toàn bộ cơ thể: xương, cơ, dây chằng, khớp và các cơ quan vận động khác được vận động, có vai trò tăng cường sức khỏe của cơ bắp, làm chắc xương và cơ, giúp khớp dẻo dai hơn.
( Theo Aboluowang)