Vụ việc tìm thấy cổ vậy xảy ra vào năm 1975, tại phía Bắc của Trầm Gia Kiều thôn, ngoại ô của thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khi đó Dương Đông Phong vẫn còn là một học sinh cấp 2, cậu đi theo bố mẹ phụ giúp dân làng san lấp mặt bằng.
Trong lúc phụ dân làng đào đất, cậu bé cấp 2 đã tìm thấy món bảo vật vô giá của quốc gia. (Ảnh: Sohu)
Trong lúc đang ngồi nghỉ, Dương Đông Phong đào lên được một cái nồi đất, bên trong có một nửa con hổ làm bằng đồng. Bạn trong lớp khuyên cậu nên đem đến viện bảo tàng thử xem có phải cổ vật thật, biết đâu cậu sẽ có thêm 1 khoản tiền cho mẹ chữa bệnh.
Dương Đông Phong một mình cầm món đồ lên đường tới Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây (nay là Bảo Tàng Bi Lâm). Khi đưa món đồ cho các nhân viên của viện bảo tàng kiểm định, thật bất ngờ, người đó kết luận "Đây chỉ là hàng giả, không đáng tiền".
Cậu bé thất vọng định ra về thì một chuyên gia họ Trần thấy hoàn cảnh cậu đáng thương đã cho cậu 50 tệ duy nhất của mình. Đông Phong vô cùng mừng rỡ luôn miệng nói cảm tạ rồi nhanh chóng đi về nhà.
Hổ phù được chia làm 2 mảnh, khi ghép vào nhau mới có thể ra lệnh điều binh. (Ảnh: Sohu)
Nào ngờ, khi mang nửa con hổ bằng đồng đi tiêu hủy, một người cầm lên quan sát kĩ món đồ thì bị thu hút vào những chỗ bong tróc thấy hình như có chữ viết. Anh ta bắt đầu cậy lớp gỉ sét thì thấy lộ ra một dòng chữ vàng. Vừa nhìn dòng chữ, anh đã vội hét lên "Đây không phải đồ giả, nó đích thực là bảo vật quốc gia".
Nửa con hổ bằng đồng được chuyển tới Cục Di tích Văn hóa kiểm định, các chuyên gia tại đây đã kết luận món cổ vật đó đích thực là hổ phù.
Hổ phù là quân phù do hoàng đế cấp cho các tướng lĩnh dùng để điều binh. Nó có hình dạng dưới hình con hổ, được chia làm hai nửa, chỉ khi ghép lại thành đúng hình một con hổ thì quân lệnh mới có hiệu lực.
Hổ phù có chiều dài 9,5 cm; chiều cao 4,4 cm và dày khoảng 0,7 cm, trên thân có chín dòng chữ bằng vàng.
Theo ghi chép trong sử sách, các loại quân phù cũng có nhiều hình dạng, thời Tần, Hán là hình hổ, thời Tùy, Đường là hình cá, thời Nam Tống, Nguyên, Minh lại là hình hổ. Căn cứ vào chữ viết bên trên, các chuyên gia khẳng định đây là Đỗ hổ phù của thời Chiến Quốc.
Nửa của hổ phù được tìm thấy là bên trái vốn thuộc về tướng lĩnh chỉ huy. (Ảnh: Sohu)
Một nửa mà Dương Đông Phong đào được là nửa bên trái vốn thuộc về một vị tướng chỉ huy nào đó.
Sau hơn 2000 năm đến nay, Đỗ hổ phù được coi là di vật văn hóa cấp quốc gia và được bảo quản trong Bảo tàng Lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Sự xuất hiện của nó mang tới một giá trị nghiên cứu về chữ viết, nghệ thuật thư pháp cũng như lịch sử thời Chiến Quốc rất to lớn với các nhà khảo cổ.
Tham khảo: QQ News