Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng kỳ vọng con mình có thể lớn lên khỏe mạnh, giỏi giang. Hiện nay, vấn đề chiều cao là một trong những chủ đề được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Không ít gia đình gặp phải trường hợp bồi bổ cho con nhưng không thấy cải thiện. Thực tế, nguyên nhân nằm ngay trong bữa ăn mà ít người nhận ra.
Tiểu Khải (Quảng Châu, Trung Quốc) năm nay 9 tuổi. Do bố mẹ phải đi làm xa nên cậu bé được về sống cùng ông bà nội từ nhỏ.
Thường ngày, Tiểu Khải là đứa trẻ nghe lời. Ông bà của bé sợ cháu ăn uống không đủ no nên thường mua nhiều đồ ăn để ở nhà. Mỗi lần cháu trau ăn được nhiều, ông bà đều cảm thấy vui mừng. Do đó, so với các bạn cùng trang lứa, Tiểu Khải mập hơn rất nhiều.
Sau một thời gian đi làm xe, cha mẹ của cậu bé có dịp về thăm gia đình. Họ rất vui khi thấy con mình trắng trẻo và mập mạp. Nhưng có một điều khiến hai người phiền lòng là Tiểu Khải tuy khỏe mạnh nhưng lại thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Mẹ của cậu bé đề nghị đưa con trai đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả, bác sĩ phát hiện ra rằng Tiểu Khải có lá lách và dạ dày yếu nên không thể hấp thụ một số thức ăn, điều này cũng ảnh hưởng đến chiều cao của bé.
Bác sĩ cũng hỏi về chế độ ăn uống thì phát hiện ra bé thường ăn đồ chiên rán. Đây chính là nguyên nhân gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng tỳ vị hư nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
2 loại thực phẩm âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa của trẻ
1. Thức ăn nhanh
Nhiều gia đình có thói quen cho con ăn đồ ăn nhanh vì đây là món khoái khẩu của trẻ nhẻ. Tuy nhiên phần lớn những món ăn này chứa nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều calo.
Nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này không chỉ gây béo phì mà còn dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tổn thương tỳ vị, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Cũng có nhiều trẻ thích ăn vặt cả ngày. Điều này cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Do đó cha mẹ nên cố gắng hạn chế việc cho trẻ ăn loại đồ ăn này.
2. Nước hoa quả, nước ngọt
Theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em dưới một tuổi không bao giờ được uống nước trái cây, những trẻ lớn hơn được phép uống nhưng nên hạn chế tiêu thụ.
Việc tiêu thụ nước ngọt, đồ uống thể thao vô cùng có hại cho trẻ vì chúng chứa dầu thực vật được brom hóa có thể dẫn đến nhiễm độc brom và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, da và trí nhớ của trẻ.
Ngoài ra, cả nước ngọt lẫn nước hoa quả đều chứa một lượng lớn calo và đường có thể gây sâu răng. Thậm chí, chúng không cung cấp bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất nào.
Thay vào đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các bậc phụ huynh nên pha cho con một ly sinh tố trái cây bổ dưỡng với sữa để tăng thêm hương vị.
Trẻ tỳ vị hư yếu có thể nhận biết qua 5 biểu hiện
1. Chướng bụng sau khi ăn no: Trẻ em tỳ vị hư nhược thường kèm theo đau bụng, chướng bụng, nhất là sau khi ăn. Đây cũng là biểu hiện của tỳ vị hư hàn.
2. Thiếu năng lượng: Nếu trẻ thường xuyên bị mệt mỏi và ngủ không ngon giấc trong một thời gian dài thì nguyên nhân có thể do tỳ vị và dạ dày suy yếu.
3. Đau dạ dày: Ở với một số trẻ, tỳ vị hư nhược thường kèm theo biểu hiện đau dạ dày. Đặc biệt khi đói, trẻ sẽ có biểu hiện đau rõ ràng, cha mẹ không nên bỏ qua.
4. Nước da bất thường: Nếu phát hiện sắc mặt của trẻ hồng hào nhưng gần đây sắc mặt lại tái nhợt, các bậc phụ huynh cũng nên cho con đi kiểm tra hệ thống tiêu hóa nói chung.
5. Chán ăn: Khi trẻ tỳ vị hư nhược, sức ăn cũng sẽ kém đi.
Vì vậy, khi hệ tiêu hóa của bé nói riêng và cơ thể nói chung có vấn đề, cơ thể cũng sẽ có một số biểu hiện bất thường, cha mẹ không được bỏ qua mà nên đưa con đến gặp bác sĩ để tránh để tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Trẻ em tỳ vị yếu, cha mẹ nên làm gì?
1. Quy tắc làm việc và nghỉ ngơi
Muốn hồi phục tỳ vị của trẻ, cha mẹ phải chú ý bảo đảm cho con ngủ sớm dậy sớm, để duy trì chức năng bình thường của cơ thể. Việc sinh hoạt điều độ cũng góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa, lá lách và dạ dày, loại bỏ độc tố và cặn bã. Từ đó, hả năng miễn dịch của lá lách và dạ dày sẽ được cải thiện, sức khỏe của bé cũng được ổn định hơn.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Cha mẹ nên cho trẻ ăn những món tương đối nhạt, càng dễ tiêu hóa càng tốt. Nếu bé ăn quá nhiều dễ gây tích tụ thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Các bậc phụ huynh có thể kết hợp với một số loại thịt, đặc biệt là một số loại cá, tôm với rau củ quả tươi. Điều này không những có thể bổ sung vitamin mà còn có thể giúp điều hòa tỳ vị và dạ dày.
3. Rèn thói quen tập thể dục
Một số trẻ bị tích tụ thức ăn còn có nguyên nhân đến từ việc ít vận động lâu ngày. Vì vậy, cha mẹ nên nên chú ý cho con tích cực vận động trong cuộc sống, để tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố và cặn bã trong cơ thể.
Theo Toutiao