Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp

Mai Ngọc | 06-03-2022 - 13:52 PM

(Tổ Quốc) - Ung thư không có khả năng lây truyền nhưng do sự chủ quan và thói quen sinh hoạt sai lầm trong gia đình khiến ung thư như “hổ mọc thêm cánh”, “tác oai tác quái” từ người này sang người nọ.

Ung thư luôn được coi là "kẻ phá hoại gia đình". Nếu một người nào đó trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, đó sẽ là một tin dữ. Bởi vì điều trị ung thư đòi hỏi rất nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc. Điều này vô tình có thể phá nát cả một gia đình. Trường hợp của nhà chị Vương ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Gần đây, chị Vương đến bệnh viện để nội soi do đau bụng và đầy hơi dai dẳng, không ngờ lại phát hiện bị ung thư ruột kết. Vào thời điểm đó, chồng chị cũng bị đau dạ dày. Sau hàng loạt kiểm tra, anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 1.

Cả 2 vợ chồng đều bị ung thư đường ruột vì thói quen ăn uống sai lầm. Ảnh: Aboluownag

Điều đáng sợ hơn là căn bệnh ung thư mà cả hai vợ chồng mắc phải đều rất khó chữa trị, tốn kém tiền của. Đây chính là đòn chí mạng giáng mạnh vào gia đình nhỏ của chị Vương. Anh chị Vương là người ngoại tỉnh lên thành phố kiếm sống nên cũng không được dư giả cho lắm. Trước nay, họ chỉ nghĩ đến việc tiết kiệm để có điều kiện sống tốt hơn và để dành chút của cải cho con trai độc nhất. Do đó, hai vợ chồng chị Vương thường xuyên ăn uống đạm bạc, nhưng họ không bao giờ nghĩ rằng vì đó mà cả 2 đều mắc ung thư.

Nhiều người vẫn nghĩ ăn uống thanh đạm sẽ tốt cho sức khỏe, sao có thể gây ra căn bệnh ung thư cho cả 2 vợ chồng chị Vương? Thực tế, thói quen ăn uống của nhà chị Vương lại là 1 trong 3 thói quen gây ung thư cho cả gia đình.

3 thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại là "chất xúc tác" cho bệnh ung thư hoành hành

1. Chế độ ăn mất cân bằng

Nhiều người nghĩ rằng ăn chay tốt cho dạ dày hơn ăn thịt, nhưng thực tế, chế độ ăn uống không cân bằng cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Điều này là do việc sửa chữa niêm mạc dạ dày cần có sự tham gia của chất đạm, mà chất đạm lại được tìm thấy trong các loại thịt nhiều hơn rau quả. Vì vậy, nếu ăn chay quá lâu sẽ khiến cơ thể không đủ chất đạm và gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.

Một khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cơ thể lại không có đủ chất đạm để phục hồi kịp thời thì các tế bào ung thư có thể "thừa cơ" phát triển.

Do đó, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Ăn chay là tốt nhưng hãy chú ý đến việc bổ sung đủ lượng chất đạm cho cơ thể trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2. Ăn quá nhiều và thường xuyên ngũ cốc thô

Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 2.

Ngũ cốc thô khó tiêu hóa, do đó không nên ăn quá nhiều. Ảnh: Internet

Ngũ cốc thô (nguyên hạt) không dễ bị dịch vị tiêu hóa. Do đó, khi lượng lớn ngũ cốc thô đi vào dạ dày, dịch vị sẽ tăng lên để tiêu hóa chúng. Điều này tạo lên áp lực cho dạ dày, thậm chí làm tổn thương dạ dày và thực quản. Nếu tiếp tục ăn ngũ cốc thô vào thời điểm này, bề mặt vết loét sẽ không lành, có thể gây ra các bệnh về dạ dày, thậm chí là ung thư.

Vì vậy, ăn ngũ cốc nguyên hạt quá thường xuyên chưa chắc đã là tốt cho cơ thể. Bạn phải tìm hiểu để điều chỉnh lượng hấp thụ phù hợp. Thay vào đó, ngũ cốc thô nhưng được xay nhuyễn mịn sẽ bảo vệ dạ dày hiệu quả hơn.

3. Ăn khuya thường xuyên

Ăn vặt vào ban đêm thường xuyên sẽ khiến dạ dày không được nghỉ ngơi và liên tục kích thích tiết axit dịch vị, lâu ngày sẽ khiến nhu động dạ dày thấp. Từ đó, thói quen này làm tổn thương dạ dày, thậm chí gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Bệnh ung thư thực sự có lây không?

Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 3.

Mặc dù các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng ung thư không lây lan nhưng do thói quen xấu khiến ung thư có thể lây truyền. Ảnh: DipHealth.

Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì trong hầu hết các trường hợp, một người khỏe mạnh không hề bị 'lây' ung thư từ một bệnh nhân ung thư. Các tế bào ung thư từ một người thường không thể sống trong cơ thể của một người khỏe mạnh khác.

Thế nhưng, ung thư thực sự có thể bị "lây nhiễm". Tuy nhiên, không phải thông qua vi khuẩn, vi rút và các nguồn lây nhiễm khác, mà thông qua lối sống và thói quen ăn uống kém.

Chiến lược phòng và điều trị: Những thành viên trong gia đình có thói quen sinh hoạt nhất quán cao thì khi một người bị bệnh, các thành viên còn lại trong gia đình phải quan tâm nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ngoài ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi và ung thư gan, một số bệnh lý dưới đây được mệnh danh là "ung thư hôn nhân" và "ung thư gia đình" mà mọi người nên cẩn trọng:

1. Nhiễm trùng sinh dục

Hầu hết các bệnh về đường sinh dục như nhiễm trùng đường tiết niệu... đều do tạp khuẩn gây ra. Ngoài các yếu tố khác như vệ sinh cá nhân thì vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm qua đời sống tình dục. Ngay cả khi đã phục hồi sau điều trị thì bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm trở lại.

Chiến lược phòng ngừa và điều trị: Chỉ cần một trong hai vợ chồng mắc bệnh tiết niệu sinh dục thì người còn lại cũng nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài việc "cách ly giới tính", nên sử dụng riêng khăn tắm và chăn ga gối đệm.

2. Bệnh da truyền nhiễm

Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 4.

Cả gia đình nên cẩn thận khi một người có bệnh về da. Ảnh: Aboluowang

Nếu trong gia đình có người bị nấm móng hoặc nấm da chân thì sẽ có rất nhiều nấm ký sinh trên dép và chậu rửa chân mà anh ta sử dụng. Điều này rất dễ khiến các thành viên khác trong gia đình bị nhiễm bệnh.

Chiến lược phòng chống: Nếu trong gia đình có người bị bệnh truyền nhiễm ngoài da, không được dùng chung dép, khăn tắm, quần áo… và phải giặt giũ, khử trùng thường xuyên.

3. Mất ngủ

Các cặp vợ chồng ngủ chung giường, chỉ cần một người ngủ không ngon giấc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người kia.

Chiến lược phòng ngừa và điều trị: Khi cần thiết, hãy tách giường hợp lý, không làm phiền đối phương và bản thân bạn có thể ngủ ngon hơn.

Nói chung, các cặp vợ chồng, gia đình sống với nhau trên 10 năm, khả năng mắc cùng một loại bệnh sẽ xuất hiện. Các cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh là tích cực tập thể dục, kiểm soát cân nặng, không hút thuốc hoặc uống rượu và ăn ít thực phẩm chiên, muối, hun khói, ẩm mốc. Ngoài ra, sau 40 tuổi nên thường xuyên tham gia các hoạt động khám sức khỏe định kỳ và các chương trình tầm soát các khối u ác tính trọng điểm.

Theo Aboluowang

 

Cặp vợ chồng mắc UNG THƯ cùng một lúc: Bác sĩ cảnh báo, những thói quen khủng khiếp này sẽ làm tổn thương cả gia đình, thay đổi ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 5.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.