Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực, không gian thể hiện cá tính

Vân Anh | 20-06-2023 - 23:28 PM

(Tổ Quốc) - Các cặp vợ chồng đều có tính toán kỹ càng trước khi mua căn nhà đầu tiên.

Hầu hết người trẻ đều muốn có nhà riêng để nhanh chóng "an cư lạc nghiệp". Và hơn ai hết, vợ chồng mới cưới càng hiểu rõ hơn tầm quan trọng của một căn nhà. Bởi lúc này nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là không gian sống riêng tư.

Trước tình hình giá bất động sản tăng cao ở thành phố lớn, nhiều cặp đôi đã chọn chi tiền tỷ để mua nhà tân hôn. Sau khi có nhà riêng, bài toán tiếp theo mà họ cần giải là làm sao trả hết nợ trong đúng hạn.

Mua nhà tân hôn sang trọng 

Minh Long (23 tuổi, nhân viên ngân hàng) đã mua căn hộ giá 6 tỷ đồng, có diện tích hơn 100m2 nằm ở KĐT Mỹ Đình để làm nhà tân hôn. Căn nhà có 3 phòng ngủ và đầy đủ nội thất. Được biết, Long mới trả 70% giá trị căn nhà là khoảng 4 tỷ. Số tiền còn lại, anh chàng vay ngân hàng và làm hợp đồng trả trong 5 năm.

Căn nhà có tone màu chủ đạo là nâu tây ánh gỗ, kết hợp cùng nội thất màu xám tro, có phần hơi tối. Nhưng ban ngày, nhà sẽ có ánh sáng từ ban công và ban đêm có hệ thống đèn chiếu sáng nên tổng thể vẫn khá cân bằng.

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực, không gian thể hiện cá tính  - Ảnh 1.

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực học chi tiêu thông minh  - Ảnh 1.

Căn hộ có thiết kế sang trọng, lấy tone màu chủ đạo là nâu ánh gỗ

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực học chi tiêu thông minh  - Ảnh 2.

Phòng ngủ của cặp vợ chồng. Có thể thấy, từ phòng ngủ có thể ngắm view toàn thành phố

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực học chi tiêu thông minh  - Ảnh 3.

Cặp đôi không ngại vay tiền để đầu tư để cho không gian sống tốt hơn. Họ cũng lên kế hoạch trả nợ rõ ràng trước khi "xuống tiền" mua căn hộ

Long chia sẻ, bản thân muốn có sự an toàn về tài chính nên chỉ vay dưới 30% tổng giá trị căn nhà. Thêm vào đó là khoản tiền cần trả hàng tháng tối đa dưới 50% tổng thu nhập. Đó là những điều kiện đảm bảo việc trả nợ sau này nằm trong tầm kiểm soát.

Tổng tiền lương của vợ chồng anh khoảng hơn 100 triệu, nên việc trả nợ nằm trong tầm kiểm soát. Hiện tại lãi suất ngân hàng anh vay khoảng 9%, tính dao động trong 5 năm thì sẽ là 9-12%. Mỗi tháng tính cả gốc lẫn lãi, anh cần chi trả khoảng 40 triệu, nhưng càng về sau càng giảm dần nên gia chủ không quá lo lắng. Hơn nữa, ba mẹ cũng hậu thuẫn nên vợ chồng Long càng cảm thấy yên tâm với việc mua nhà. 

 Chi 300 triệu làm nội thất

Thu Phương (29 tuổi, kinh doanh) đã mua căn hộ đầu tiên 56m2 ở Gia Lâm, Hà Nội. Giá mua từ chủ đầu tư là 1 tỷ 950 triệu, nhưng vợ chồng cô chọn mua căn cắt lỗ rẻ hơn 300 triệu. Sau đó, cô còn chi thêm hơn 300 triệu đồng làm nội thất. Để mua nhà, vợ chồng Thu Phương đã vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà, tức khoảng 1,1 tỷ đồng.

Vợ chồng cô chọn thời gian vay 7 năm, nếu trả đúng hạn số tiền lãi là tầm 300 triệu. Trung bình mỗi tháng, gia chủ sẽ phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng tầm 21-25 triệu đồng/ tháng. Với thu nhập từ hoạt động kinh doanh, vợ chồng Thu Phương nhận định khoản trả góp này hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính gia đình.

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực học chi tiêu thông minh  - Ảnh 4.

Thu Phương

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực học chi tiêu thông minh  - Ảnh 5.

Căn nhà có tone màu xanh lá. Đồ nội thất cơ bản và tạo nét trang nhã cho không gian sống.

Thu Phương nhận định, sau khi mua nhà, vợ chồng cô cố gắng thắt chặt chi tiêu để trả hết nợ. 

Bây giờ, mọi quyết định chi tiêu đều tính toán kỹ lưỡng hơn. Vợ chồng Phương chuyển qua mua sắm chủ yếu là đồ gia dụng thật sự cần thiết cho gia đình, đi siêu thị 1 tuần 1-2 lần đủ dùng cho cả tuần. Ngoài ra, họ còn hạn chế mua sắm quần áo hay đồ mỹ phẩm thuộc sở thích cá nhân mà chỉ tập trung chăm sóc cho ngôi nhà mới. Ngoại trừ việc đầu tư cho con được học 1 ngôi trường mới tốt hơn thì khoản chi đều bị cắt giảm một cách tối đa nhất.

Nhìn chung Phương thấy vay nợ mua nhà giúp vợ chồng có động lực tiết kiệm tiền cho tương lai sau này. Phương cũng cho hay, trái ngược suy nghĩ tiêu cực của mọi người về nhà cắt lỗ, loại hình bắt động sản này có thể lựa chọn tiêu dùng thông minh. 

Để mua nhà cắt lỗ, người mua nên tìm hiểu thật kỹ về dự án bản thân đang định xuống tiền, hỏi qua bạn bè, người thân từng mua nhà ở đây, hoặc nói chuyện với 2-3 môi giới bất động sản để tìm hiểu căn hợp lý với khả năng tài chính.

Căn nhà đầu tiên của vợ chồng trẻ: Không ngại vay nợ lấy động lực, không gian thể hiện cá tính  - Ảnh 7.

Vợ chồng thắt chặt chi tiêu sau khi vay tiền tỷ mua nhà tân hôn - Ảnh 3.

Gian bếp tiện nghi và xinh xắn

Sau khi mua nhà, Phương rút ra bài học là ai cũng nên học cách tiết kiệm từ sớm, dù mức lương của bạn là bao nhiêu.

"Lúc làm thủ tục mua nhà, mình nghĩ rất nhiều đến việc: 'Vì sao mình không có 1 khoản tiết kiệm nào nhỉ, sao mình lại không tiết kiệm tiền sớm hơn'. Bạn chỉ cần ổn định về mặt kinh tế hay đơn giản là có 1 công việc tốt, mình tin chắc dù lương tháng là 10 hay 20 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một căn nhà mơ ước của mình".

Tổng hợp


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM