Cảm xúc giống như một căn bệnh truyền nhiễm, người khôn ngoan đi kiểm soát, kẻ dại khờ bị lợi dụng: Duy trì sự ổn định là đỉnh cao nhất của EQ!

Dương Mộc | 23-05-2020 - 23:49 PM

(Tổ Quốc) - Nếu không đủ năng lực để tự kiểm soát, bạn chỉ có thể trở thành kẻ bị kiểm soát bởi “căn bệnh truyền nhiễm” này.

1. Cảm xúc truyền nhiễm như một loại virus

Có câu chuyện kể rằng:

Trong một cuộc chiến, khi hai quân gặp mặt giữa đồng hoang, đao thương máu lạnh, sát phạt quyết đoán, ai cũng kịch liệt tranh đấu vì mạng sống và danh dự của mình. Đột nhiên, có một nhóm hòa thượng đi qua. Họ đi dọc theo con đường mòn, băng thẳng qua cánh đồng đang xảy ra kịch chiến mà không hề nao núng.

Thần thái tự nhiên, bước chân vững vàng, tựa như trước mắt vẫn là một khung cảnh hòa bình hiếm có chứ không phải chiến trường tàn khốc.

Thế nhưng, điều khác thường đã xảy ra. Không một quân lính nào của cả hai phe địch - ta tấn công hay làm bị thương nhóm hòa thượng đó.

Một người lính nhận ra: “Nhìn từng hòa thượng bình thản đi qua trước mắt, bỗng dưng, không ai còn muốn chiến đấu nữa. Sự bình yên đã thay thế cho lòng căm thù trong thoáng chốc”.

Có thể thấy rằng, cảm xúc có tính “truyền nhiễm” giống như một loại virus vậy. Đặt bản thân vào trong một nhóm người, bạn rất nhanh trở thành đối tượng lây lan và bị lây lan cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực. Nguyên do chủ yếu có lẽ nằm trong quá trình tiến hóa và tập tục sống theo bầy đàn của loài người từ xưa đến nay. 

Chúng ta luôn tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta có xu hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Trên thực tế, trong bất cứ khía cạnh cuộc sống nào, từ sinh hoạt, học tập cho tới xã giao, sự nghiệp, chúng ta vẫn thường xuyên xuất hiện hiện tượng “truyền nhiễm” cảm xúc như vậy.

Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương.

Hoặc khi lắng nghe một bài diễn thuyết truyền cảm hứng, diễn giả càng nói càng hăng, người nghe cũng dần dần tiếp nhận phần nào sự kích động ấy.

Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý.

Cảm xúc giống như một căn bệnh truyền nhiễm, người khôn ngoan đi kiểm soát, kẻ dại khờ bị lợi dụng: Duy trì sự ổn định là đỉnh cao nhất của EQ! - Ảnh 1.

Trên thực tế, trong bất cứ khía cạnh cuộc sống nào, từ sinh hoạt, học tập cho tới xã giao, sự nghiệp, chúng ta vẫn thường xuyên xuất hiện hiện tượng “truyền nhiễm” cảm xúc như vậy. Ảnh minh hoạ - nguồn: Internet.

2. Không tự kiểm soát, bạn sẽ trở thành người bị kiểm soát

Trong cuộc sống, cảm xúc cũng có những giá trị nhất định, cảm xúc tích cực giúp bạn xoa dịu sự sợ hãi, ngờ vực, là động lực cho bạn phát triển, đẩy lùi những khó khăn, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống. Nhưng không làm chủ được cảm xúc bản thân cũng là tác nhân gây ra không ít trở ngại cho bạn.

Cảm xúc có thể đánh lạc hướng chú ý của bạn khỏi những vấn đề chính yếu, đó là con dao 2 lưỡi có khả năng giết chết nhanh chóng một mối quan hệ bạn dày công xây dựng trong một thời gian dài hoặc làm xấu đi hình ảnh của bản thân. Bất cứ ai trong số chúng ta nếu không rèn luyện được kỹ năng làm chủ cảm xúc, con người dễ đối mặt nhiều hơn với những thất bại.

Những trạng thái giận dữ, giận hờn, ganh ghét, đố kỵ, thù hận, kiêu ngạo, ích kỷ, tham vọng, lo âu, sợ hãi, u mê, ngu muội… rất dễ bị kích động và lợi dụng. Từ đó, họ sẽ trở thành người “bị kiểm soát” dễ mất bình tĩnh, nói và làm một cách không suy nghĩ, gây sai lầm về sau.

Dù ở vào tình huống nào, biết cách duy trì sự ổn định của cảm xúc chính là biểu hiện cao cấp nhất của EQ.

Nhà triết gia người Pháp nổi tiếng Voltaire từng nói: "Điều khiến bạn khó chịu nhất không phải ngọn núi cao nơi phương xa, mà là hạt cát nhỏ bé lọt trong giày".

Nếu các tín hiệu cảm xúc trong cuộc sống của chúng ta được gửi và nhận không phù hợp, chúng cũng giống như những hạt cát lọt trong giày, mỗi ngày đều cọ vào chân, vô cùng khó chịu mà không bỏ đi được.

Trong tác phẩm điện ảnh “Bố già”, có một câu thoại kinh điển như sau: “Vĩnh viễn đừng cho người khác biết suy nghĩ của mình”.

Mạch truyện đưa đẩy khiến người ta để ý tới nhân vật Mike, em út trong gia đình có 2 anh em nọ. Không giới với người anh cả luôn biểu hiện cảm xúc ra mặt, người em lại được nhận xét rằng: “Trong một giây đồng hồ, ta có thể nhìn thấu bản chất của con người. Nhưng có khi mất cả đời người, ta cũng không thể nhìn ra bản chất của một người.”

Một người ngay đến cảm xúc của mình cũng không thể khống chế, cho dù tài năng tới đâu cũng khó có thể làm nên đại sự. Chỉ những người có tính cách bình tĩnh, dù gặp chuyện, họ vẫn biết kiểm soát cảm xúc của mình và đợi thời cơ để có thể thực hiện những tính toán có kế hoạch trước đó.

Do đó, kiểm soát cảm xúc ổn định là một loại năng lực cao cấp của người khôn ngoan.

Cảm xúc giống như một căn bệnh truyền nhiễm, người khôn ngoan đi kiểm soát, kẻ dại khờ bị lợi dụng: Duy trì sự ổn định là đỉnh cao nhất của EQ! - Ảnh 2.

Nếu các tín hiệu cảm xúc trong cuộc sống của chúng ta được gửi và nhận không phù hợp, chúng cũng giống như những hạt cát lọt trong giày, mỗi ngày đều cọ vào chân, vô cùng khó chịu mà không bỏ đi được. Ảnh minh hoạ - nguồn: Internet.

3. Bắt đầu kiểm soát cảm xúc bằng cách phân loại tín hiệu

Nếu có thể nhận ra những tín hiệu cảm xúc không thích hợp, chúng ta mới có thể huy động năng lực lý trí, coi cảm xúc đó như một đối tượng cần giải quyết, tìm ra phương pháp xử lý thích hợp để làm giảm tác động tiêu cực kịp thời.

Vào thời Abraham Lincoln làm Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ trưởng Lục quân đã từng kêu ca với ông vì bị một thiếu tướng buông lời vũ nhục. Abraham Lincoln đã bảo ông: “Hãy viết một bức thư đáp trả gã ta, nhưng trước khi gửi, cứ đưa cho tôi đọc trước đã.”

Vị Bộ trưởng ngay lập tức làm theo. Thế nhưng, khi lá thư tới tay, Abraham Lincoln không đọc mà thẳng tay ném nó vào lò sưởi. Lá thư bị đốt thành tro trong chớp mắt trong ánh mắt kinh ngạc của đối phương.

Khi bị chất vấn, Tổng thống Lincoln khi đó chỉ cười và giải thích:

“Mỗi khi tức giận, tôi đều làm như vậy, viết hết những điều muốn mắng chửi ra, sau đó cho chúng vào lửa thiêu, sự bực tức cũng tự giác tiêu tán. Viết thư cốt để cho mình hả giận, nếu còn gửi cho đối phương và đối phương tiếp tục đáp trả, chẳng phải sẽ tự rước thêm bực tức vào người hay sao? Nếu ngài còn cảm thấy khó chịu thì viết tiếp vài lá nữa cho tới khi thoải mái mới thôi”.

Muốn thành công phải tập thói quen khống chế, làm chủ các cảm xúc tiêu cực của mình và chuyển hóa chúng thành các cảm xúc tích cực. Con người chỉ vui khi chính họ quyết định để tâm trí mình vui vẻ, như cách mà Abraham Lincoln đã từng nói.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM