Những "tuyệt chiêu" sau đây sẽ giúp các sĩ tử gỡ rối và yên tâm trước thềm "vượt vũ môn".
Xác định ngành học "thuộc về mình"
Từ 15/6, các bạn học sinh lớp 12 đã chính thức đặt bút điền hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng (NV) vào các trường đại học. Yếu tố quan trọng đầu tiên thí sinh cần lưu tâm là ngành học ưu tiên. Việc chọn ngành học phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực sẽ giúp bạn đủ kiên nhẫn, quyết tâm để hoàn thành 4 năm đại học và xây dựng lộ trình nghề nghiệp sau này.
Chọn ngành học phù hợp là "chiến thuật" quan trọng trong quá trình đăng ký NV
Trong quá trình lựa chọn, các bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của thầy cô, cha mẹ về mức độ phù hợp của bạn với ngành học đó. Ví dụ: bạn là người đam mê kinh doanh, có năng lực dự báo, lập kế hoạch, có kỹ năng quản lý, giao tiếp thì có thể tự tin lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh. Còn tất cả đều nhận thấy bạn có khả năng tính toán tốt, thích làm việc với con số, cẩn thận tỉ mỉ thì có thể chọn học ngành Kế toán hoặc Tài chính – Ngân hàng.
Chọn tổ hợp môn thế mạnh
Với mỗi ngành đào tạo, các trường đại học thường xét tuyển với nhiều tổ hợp môn. Vì thế, thí sinh nên xác định thế mạnh của mình để chọn tổ hợp phù hợp nhất. Chẳng hạn ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM (UEF) xét tuyển 4 tổ hợp môn gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa).
Cập nhật thông tin tuyển sinh năm 2020 của các trường để chọn đúng tổ hợp xét tuyển
Với những bạn được Nhà trường chia ban tự nhiên hoặc xã hội trong quá trình học thì khá dễ dàng xác định tổ hợp thế mạnh. Còn với những bạn không chia ban hoặc có học lực khá đều thì có thể dựa vào điểm số năm lớp 12 để xem tổ hợp môn nào mình đang sở hữu thành tích cao nhất.
Định vị trường học vừa tầm
Sau khi xác định được ngành học, thí sinh sẽ phải tiếp tục lựa chọn một ngôi trường đại học phù hợp để đăng ký NV. Nếu bạn có năng lực học tập tốt thì hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn đăng ký vào trường mình yêu thích. Còn với những thí sinh có năng lực nhất định thì có thể dựa vào điểm ước lượng của để chọn những trường nằm trong "vùng an toàn". Bạn có thể vừa chọn những trường có mức điểm xét tuyển cao như Đại học Quốc gia, những trường có điểm gần bằng điểm bạn dự kiến như Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)… và cả những trường có mức điểm thấp hơn để nới rộng đường vào đại học.
Khoanh vùng các trường trong "tầm ngắm" để đưa ra quyết định phù hợp nhất
Để có thể dự đoán chuẩn xác, bạn nên tham khảo điểm chuẩn của các trường trong ít nhất 3 năm gần đây. Vì tùy vào tình hình đề thi, điểm số các năm mà điểm chuẩn các trường sẽ không cố định. "Nhắm" rõ được tầm điểm sẽ giúp bạn lựa chọn được chính xác ngôi trường phù hợp và gia tăng cơ hội trúng tuyển.
Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên
Thêm một điểm quan trọng mà thí sinh cần lưu ý là sắp xếp các NV theo thứ tự ưu tiên. Vì trong đợt 1 xét tuyển NV, hệ thống lọc điểm của Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ xét theo thứ tự từ trên xuống, nếu NV1 bạn đã trúng tuyển thì các NV 2, 3, 4… còn lại sẽ bị hủy.
Trong các năm qua, có không ít trường hợp các bạn thí sinh bỏ qua lưu ý trên, dẫn đến không trúng tuyển vào trường đại học mình yêu thích mặc dù điểm thi của bạn bằng với điểm trúng tuyển mà trường này công bố.
Thí sinh nên chọn 3-5 nguyện vọng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
Vậy làm thế nào để sắp xếp nguyện vọng ưu tiên đúng cách? Để làm được điều này, các bạn cần nắm rõ 3 điểm lưu ý đã nêu, sau đó liệt kê lần lượt ra các trường đại học trong "tầm ngắm" của mình. Ví dụ: Bạn muốn đăng ký vào ngành Kinh doanh quốc tế và các trường trong "tầm ngắm" của bạn là: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)... Cạnh đó, bạn lại yêu thích môi trường quốc tế và mong muốn có nhiều cơ hội du học, thì bạn có thể chọn Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) là NV1.