Ca sĩ Hồng Ngọc bị bỏng do nồi xông hơi phát nổ: Nguy hiểm ra sao?

Ngọc Minh | 11-05-2020 - 16:17 PM

(Tổ Quốc) - Được biết, ca sĩ Hồng Ngọc bất ngờ gặp tai nạn khi kiểm tra nhiệt độ phòng xông hơi cho con trai thì bất ngờ nồi xông hơi phát nổ.

Mới đây, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chia sẻ thông tin về nữ ca sĩ Hồng Ngọc bị bỏng nặng gây xôn xao dư luận khiến cho người hâm mộ rất lo lắng.

Được biết, ca sĩ Hồng Ngọc bất ngờ gặp tai nạn khi kiểm tra nhiệt độ phòng xông hơi cho con trai thì bất ngờ nồi xông hơi phát nổ.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ, tình trạng của Hồng Ngọc khá nặng khi mặt và ngực bị bỏng nhiều, theo đánh giá nữ ca sĩ này bị bỏng cấp độ 2.

Theo bác sĩ Nguyễn Thống - Nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong trường hợp bỏng trong sinh hoạt, đặc biệt là bỏng hơi, bỏng nước sôi rất hay xảy ra, chiếm đến 80% các trường hợp bị bỏng nhập viện.

Đối với trường hợp của nữ ca sĩ Hồng Ngọc nếu nước trong nồi xông hơi đang sôi thì độ bỏng sẽ nặng hơn những trường hợp khác. Tuy nhiên, mức độ bỏng nặng nhẹ như thế nào thì phải thăm khám mới biết rõ.

Ca sĩ Hồng Ngọc bị bỏng do nồi xông hơi phát nổ: Nguy hiểm ra sao? - Ảnh 1.

Giảm nhiệt cho vết bỏng bằng cách xả nước hoặc ngâm nước lạnh, ảnh minh hoạ.

Trong trường hợp bị bỏng nhiệt nếu nhưng không được sơ cứu đúng cách có thể khiến cho tổn thương nặng và khó hồi phục hơn.

Cách sơ cứu đúng khi bị bỏng nhiệt do nước sôi được bác sĩ Thống lưu ý như sau:

- Nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi hiện trường

- Làm muội vết thương bằng cách ngâm trong nước lạnh trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt.

- Sau khi, ngâm xả vết bỏng bằng nước giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì vào vết bỏng.

- Dùng gạc sạch hoặc vải sạch đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời.

Đối với vết thương nhẹ thực hiện theo các bước sơ cứu trên và chăm sóc vệ sinh vết thương tại nhà. Hàng ngày rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.

Đa số trường hợp bỏng nước sôi do sinh hoạt xảy ra khi đun nước sôi, bỏng ấm pha trà, bỏng nước mì tôm, hơi nồi cơm điện, nóng lạnh…

Để phòng tránh tai nạn bỏng nói chung và bỏng nhiệt trong sinh hoạt gia đình khi đun nấu hoặc để vật dụng có thể gây bỏng cần hết sức lưu ý. Nên quy định chỗ để những vật dụng đó và tránh xa tầm với của trẻ em.

Bác sĩ Thống khuyến cáo, tuyệt đối không nên dùng các phương pháp dân gian, mẹo chữa bỏng sẽ gây nhiễm trùng vết thương.

Đọc các bài viết tác giả Ngọc Minh để nắm bắt thông tin y tế, sức khỏe mới nhất.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM