Cà phê pha cùng 1 loại gia vị là "thuốc bổ thượng hạng", thêm phần thơm ngon lại kiểm soát đường huyết

Kim Linh | 21-02-2024 - 21:24 PM

(Tổ Quốc) - Loại gia vị này giúp cốc cà phê có thêm hương vị mới lạ lại mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, tiêu hóa và đường huyết.

Một tách cà phê vốn đã là cách lý tưởng để bắt đầu buổi sáng đối với nhiều người bởi đồ uống này mang lại nhiều năng lượng và cảm giác tỉnh táo. Để làm mới thức uống này, bạn có thể kết hợp thêm một số nguyên liệu, không chỉ giúp hương vị thêm đậm đà mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng chú ý.

Ví dụ như thêm vào cà phê một chút bột nhục đậu khấu, loại gia vị có vị trầm ấm, ngọt bùi và hơi the, mang lại cảm giác ấm trên đầu lưỡi khi thưởng thức. Nhục đậu khấu là nhân phơi hoặc sấy khô của cây nhục đậu khấu, có nguồn gốc từ Indonesia.

Cà phê pha cùng 1 gia vị là "thuốc bổ thượng hạng", thêm phần thơm ngon lại kiểm soát đường huyết, giúp tiêu hoá khoẻ- Ảnh 1.

 

Có người miêu tả hương vị nhục đậu khấu vừa giống hạt tiêu nhưng lại có vị ô mai. Kiểu cà phê có thêm gia vị như nhục đậu khấu, đinh hương, quế rất phổ biến ở các nước Ả Rập.

Ở Việt Nam, cây nhục đậu khấu được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh phía nam. Bột nhục đậu khấu thường được sử dụng làm gia vị cho các món hầm, nướng, súp hoặc cho cả những món tráng miệng, đồ uống. Dưới đây là những lợi ích bạn có thể nhận được khi thêm nhục đậu khấu vào ly cà phê sáng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu từ Nga đã cho thấy rằng chiết xuất hạt nhục đậu khấu có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, tăng cường chức năng tuyến tụy và chữa bệnh đái tháo đường. Đó là nhờ nhục đậu khấu chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Cà phê đen cũng có khả năng tác động tích cực đến độ nhạy insulin và quá trình chuyển hoá glucose. Khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Sự kết hợp giữa cà phê và nhục đậu khấu có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường khi không thêm đường hay sữa tạo ngọt.

Cà phê pha cùng 1 gia vị là "thuốc bổ thượng hạng", thêm phần thơm ngon lại kiểm soát đường huyết, giúp tiêu hoá khoẻ- Ảnh 2.

Tăng cường chức năng não bộ

Nhục đậu khấu có khả năng kích thích hoạt động của não, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Khi kết hợp cùng cà phê, thức uống này có thể tăng sự tập trung, tỉnh táo và cải thiện tâm trạng, hạn chế trầm cảm. Đồng thời loại nước này còn làm chậm sự suy giảm nhận thức liên quan đến chứng mất trí nhớ hoặc Alzheimer.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Một số hợp chất có trong loại gia vị này cũng đã được chứng minh là có tác dụng chữa lành vết loét dạ dày. Hạt nhục đậu khấu còn có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy. Ngoài ra loại bột này cũng làm tăng tiết dịch dạ dày và ruột giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, khi kết hợp với cà phê sẽ cải thiện quá trình trao đổi chất, hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Bổ tim mạch

Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nhục đậu khấu có thể cải thiện nhiều khía cạnh của sức khỏe tim mạch như cholesterol và mức chất béo trung tính cao. Loại gia vị này giúp duy trì huyết áp, nhịp tim bình thường, cải thiện lưu thông máu và chống lại các bệnh lý liên quan tim mạch. Trong khi đó, một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất nhục đậu khấu cũng giúp ngăn chặn sự kết tụ của các cục máu đông. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng như đột quỵ.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, do hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong cà phê, cà phê có thể có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhờ đó, khi kết hợp cả cà phê và nhục đậu khấu được coi là “thuốc bổ” cho tim.

Cà phê pha cùng 1 gia vị là "thuốc bổ thượng hạng", thêm phần thơm ngon lại kiểm soát đường huyết, giúp tiêu hoá khoẻ- Ảnh 3.

 

Lưu ý khi sử dụng cà phê nhục đậu khấu

Mặc dù nhục đậu khấu được coi là an toàn khi sử dụng chung với cà phê, nhưng cũng không nên lạm dụng gia vị này, chỉ nên dùng khoảng 1,5 - 3g bột /ngày để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Không nên uống cà phê pha bột nhục đậu khấu quá 2-3 ly/ngày, tránh sát giờ đi ngủ để ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Theo Healthline, MedicineNet

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM