Cả nhà 3 người bị ngộ độc, đi viện cấp cứu ngay trong đêm, nguyên nhân hóa ra là 1 thói quen dùng tủ lạnh mà nhiều gia đình Việt đều có

Phương Thuý | 03-10-2021 - 17:35 PM

(Tổ Quốc) - 1 thói quen dùng tủ lạnh sai lầm đã khiến cả nhà 3 người đều rơi vào tình trạng ngộ độc thực phẩm. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ đã khuyến cáo phải thay đổi ngay.

1 thói quen dùng tủ lạnh sai lầm khiến cả nhà ngộ độc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, gia đình của bà Vương đã xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Cả nhà ba người đã phải gọi xe cấp cứu ngay trong đêm khi không ngừng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy và kiệt sức.

Sau một đêm “giằng co” trong bệnh viện, cuối cùng, các bác sĩ đã giúp họ vượt qua nguy hiểm. Tuy nhiên, để đề phòng tình trạng này tiếp diễn, bệnh viện tìm hiểu kỹ càng để phát hiện nguyên nhân gây ngộ độc.

Hóa ra, trước hôm xảy ra sự việc, bà Vương đã mua rất nhiều hải sản về ăn, nhân dịp con trai trong nhà lĩnh lương tháng đầu tiên sau khi đi làm. Do chế biến quá nhiều, cả nhà không ăn hết nên bà quyết định cất vào tủ đá. Mấy hôm sau đó, họ đều đun lại các món ăn thừa trong tủ đá để tiếp tục sử dụng.

Sau bữa ăn cuối cùng không bao lâu, các thành viên trong nhà bắt đầu xuất hiện triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao… Khi tới viện, họ được chẩn đoán là ngộ độc thực phẩm.

Cả nhà 3 người bị ngộ độc, đi viện cấp cứu ngay trong đêm, nguyên nhân hóa ra là 1 thói quen dùng tủ lạnh mà nhiều gia đình Việt đều có  - Ảnh 1.

Bảo quản thực phẩm sai cách có thể gây ngộ độc, gây hại cho sức khỏe người dùng. Ảnh: Pinterest

Bác sĩ khuyến cáo gia đình bà Vương rằng, đây là thời điểm nhiều vụ ngộ độc xảy ra khi mọi người bảo quản thực phẩm không đúng cách. Tủ lạnh không phải “vạn năng” như mọi người vẫn nghĩ. Trong một số trường hợp, vi khuẩn vẫn có thể thâm nhập và làm hư hại thực phẩm, sản sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe.

Trên thực tế, tủ lạnh không thể tiêu diệt vi khuẩn mà chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách làm lạnh. Thông qua đó, thực phẩm sẽ giảm tốc độ chín, tốc độ hư hỏng. Nếu bản thân thực phẩm có vấn đề hoặc cách bảo quản sai lầm đều có thể dẫn tới tình trạng biến chất.

Thói quen dùng tủ lạnh cần lưu ý để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm:

1. Thức ăn thừa nên bảo quản trong 2 giờ đồng hồ sau khi nấu

Nguyên tắc bảo quản thức ăn thừa trong vòng hai giờ sau khi nấu sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại vào thức ăn. Các hộp đựng thức ăn phải được giữ sạch sẽ, khô ráo, nên hạn chế sử dụng chất liệu kim loại, khiến thức ăn bị đổi vị.

Chỉ nên cất giữ thức ăn nấu thừa mà gia đình chưa “động đũa” để tránh lây lan và sinh sôi vi khuẩn. Lưu ý rằng, không nên bảo quản các loại rau xanh đã chế biến qua đêm vì dễ sinh ra nitrit, ăn nhiều sẽ có hại cho cơ thể con người.

2. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Nếu để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu, nhiều loại vi khuẩn sẽ sinh sôi, trú ngụ trong các góc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tủ lạnh lâu ngày không được vệ sinh còn có nhiều vi khuẩn hơn cả phòng tắm hoặc phòng vệ sinh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.

3. Ngừng tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Nhiều người nghĩ rằng ở nhà có tủ lạnh lớn, mỗi lần đi siêu thị sẽ mua nhiều loại thực phẩm với số lượng lớn để hạn chế số lần đi lại. Thực tế, cách làm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và mức độ tươi ngon của thực phẩm. Các nguyên liệu cũng rất dễ bị thối rữa khi để quá lâu, gây ảnh hưởng tới thức ăn khác để trong tủ.

4. Hiểu thời gian bảo quản của các loại thực phẩm khác nhau

Ngăn đá, ngăn trữ đông không phải là nơi “vạn năng” để bảo quản thực phẩm hết tháng này qua năm khác. Chúng ta cần biết rằng, mỗi loại thực phẩm khác nhau cần có nhiệt độ và khoảng thời gian thích hợp riêng để bảo quản.

Cả nhà 3 người bị ngộ độc, đi viện cấp cứu ngay trong đêm, nguyên nhân hóa ra là 1 thói quen dùng tủ lạnh mà nhiều gia đình Việt đều có  - Ảnh 2.

Thời gian tối ưu cho một vài loại thực phẩm khi lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh như sau:

Thăn bò: 6 - 12 tháng; Sườn bò: 4 - 6 tháng.

Gà nguyên con: 12 tháng; Gà chia phần: 9 tháng.

Thịt lợn xay: 3 - 4 tháng; Nội tạng: 3 - 4 tháng.

Thịt cá lọc xương: 6 tháng; Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 - 3 tháng.

Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 - 3 tháng; Cua: 10 tháng; Tôm tươi: 3 - 6 tháng; Mực: 3 - 6 tháng.

5. Không phải tất cả thực phẩm đều có thể cho vào tủ lạnh

Cà chua, chuối, khoai tây, hành tây, bánh mì, dầu ô liu… là những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Hành động này không chỉ khiến thực phẩm mất đi giá trị dinh dưỡng của nó, gây ảnh hưởng mùi vị mà còn khiến chúng dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn. Cách hữu hiệu nhất là bảo quản các loại thực phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng (tùy loại) và tránh điều kiện ẩm thấp dễ gây nấm, mốc.

*Theo Knews

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Tết an vui với ưu đãi miễn phí bảo dưỡng từ Panasonic

Dịp cuối năm là thời điểm mỗi gia đình đều chú trọng tân trang cho ngôi nhà của mình cũng như quan tâm đến sức khỏe cho các thành viên. Hiểu được mong muốn đó, Panasonic triển khai chương trình chăm sóc khách hàng thường niên 2024 với nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp bạn và cả nhà chuẩn bị một mùa Tết khỏe mạnh và an lành.