Các khách mời gồm:Quán quân Siêu Trí tuệ Việt Nam Hà Việt Hoàng, MC Đường Lên đỉnh Oylimpia Khánh Vy, chuyên gia Tâm lý - Giáo dục hay Hoa hậu Lương Thùy Linh.
Talkshow Tư vấn trực tuyến này nằm trong khuôn khổ chương trình Tiếp sức mùa thi do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức. Năm nay, Tiếp sức mùa thi hỗ trợ thí sinh toàn diện từ offline đến online suốt trước - trong - sau kỳ thi. Chương trình có sự tham gia của các MC nổi tiếng, các hoa hậu, các chuyên gia uy tín về giáo dục...
Học cách "điều hòa" tâm lý lo lắng, áp lực trước kỳ thi
Trước câu hỏi "Liệu mọi thí sinh đều có tâm trạng lo lắng chung giống như nhau trước những kỳ thi quan trọng?", PGS TS Trần Thành Nam cho rằng đứng trước cột mốc mang tính bước ngoặc có thể quyết định con đường đi sau này của mình thì việc tâm lý hoang mang, hồi hộp, thậm chí hơi lo lắng cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên áp lực này cũng có điểm tốt là giúp bạn trẻ chú tâm sắp xếp công việc, tập trung hơn vào giải quyết vấn đề, nhưng tránh bị áp lực quá mức.
Thậm chí không chỉ bạn trẻ mà bố mẹ cũng có thể bị áp lực tương tự vì học vấn là một con đường giúp chúng ta có nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống sau này. Điều cốt lõi là việc phải thích ứng và làm chủ cảm xúc một cách hiệu quả nhất, kiểm soát và quản trị hoạt động cá nhân.
Anh Nam đưa ra gợi ý trong việc quản trị tâm lý, chuẩn bị tâm lý tốt trước kỳ thi là giúp cho bản thân mình trở nên là thoải mái, có chiến lược ôn thi khoa học, hướng về kỳ thi đấy với một sự tự tin. Ví dụ khi gặp bài toán khó nhằn có thể chuyển qua làm việc khác để thư giãn sau đó quay lại "hóa giải" nó khi đầu óc đã thoải mái. Hoặc luôn tự nhủ những điều tích cực, mọi tình huống đều có cách giải quyết... Điểm quan trọng khác là lên kế hoạch ăn uống, ngủ nghỉ khoa học để đảm bảo thể lực và sức khỏe tinh thần, giúp mỗi sáng thức dậy luôn có cảm giác tái tạo năng lượng để học tập tốt hơn.
Học trọng tâm, chia thời gian ôn tập thành nhiều mốc nhỏ
Một nguyên tắc khác là nghỉ trước khi mệt đừng có ôn liên tục dài lê thê, ôn tập cũng sẽ phải chia ra thành các khoản nhỏ, sau một khoảng thời gian ôn xong rồi sẽ có một khoảng thời gian 5 hoặc 10 phút các bạn nghỉ, đứng dậy vận động làm một cái hoạt động gì đấy liên quan đến sở thích của bạn để sau đó học tiếp. Vì não chúng ta chỉ hoạt động hưng phấn một khoảng thời gian thôi, nếu kéo dài sẽ bị ức chế và khi đó cứ ngồi lỳ học sẽ không hiểu quả. Trong giai đoạn nước rút cần chọn khoảng thời điểm não hoạt động tốt nhất để học.
Ưu tiên học chất lượng chứ không phải kéo dài thời gian, phân bổ hợp lý dành sức bung ra cho thời điểm quan trọng. Ví dụ như nhẹ nhàng hít thở, chuyển não bộ hoạt động sang trạng thái thả lỏng, sau đó tập trung trở lại dễ dàng hơn.
Nàng hâụ Lương Thùy Linh cũng đồng tình với anh Nam về việc sắp xếp thời gian khoa học, chứ không nhất thiết chăm chăm dành thật nhiều thời gian ôn luyện bài vở chưa chắc đã là cách hiệu quả nhất. Trải nghiệm bản thân thì khi vào kỳ thi đại học, Linh đi ngủ sớm từ 23h và sáng dậy 7h học như các bạn khác bình thường. Đi kèm theo là chế độ ăn uống phù hợp vì cơ thể cũng như trí óc cần sự hài hòa. Bên cạnh đó giấc ngủ cũng là điều quan trọng đảm bảo sức khỏe cho mùa ôn thi nên không thể bỏ qua.
Nhớ lại khoảng thời gian ôn thi, Khánh Vy cho biết chị rất chăm chỉ và quyết tâm ôn thi. Nhưng có một khoảng thời gian rơi vào tháng 4 thì không hiểu tại sao ngồi học mà nước mắt cứ chực trào và tuôn rơi trên giấy, xong xuống ôm mẹ và khóc. Sau này Vy mới hiểu đó là áp lực và các bạn sĩ tử đang chịu đựng, có thể không nặng nề nhưng tích tụ từ ngày này qua ngày khác mà nếu không có thời gian để giải tỏa thì sẽ bị đè nén cảm xúc quá mức.
PGS TS Nam chia sẻ nhiều cách thức đơn giản để thư giãn như đang căng thẳng đi rửa mặt cho tươi tỉnh, một cái ôm người thân hay thú cưng, hay vận động rồi đi tắm, ngay cả khóc cũng khá tốt cho tâm lý. Hoặc mỗi lần làm xong tự thưởng cho mình một cốc cà phê sữa, nghe một bài nhạc nhẹ nhàng, chỉ cần gì có hiệu quả cho bản thân thì cứ làm.
Điều quan trọng là không học dàn trải mà tập trung xem lại bộ đề và xem lại những lỗi mình sai, xem đã khắc phục được hay chưa. Khánh Vy tìm phương pháp học để phù hợp với bản thân mình và phương pháp cô thích nhất là đóng vai gia sư để giảng bài lại cho người học hiểu. Nếu trong lúc đang giảng thì có những vấn đề bị vấp thì đó sẽ là những yếu tố cần xem lại kỹ càng.