Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không Make in Vietnam, chúng ta không thể đi ra nước ngoài và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại"

Hoàng Linh | 19-08-2020 - 17:17 PM

(Tổ Quốc) - "Thị trường 100 triệu dân ở Việt Nam là thế mạnh cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì không ai hiểu người Việt, nhu cầu của người Việt hơn người Việt Nam", Bộ trưởng nhấn mạnh.

"Nếu không Make in Vietnam thì nước ta khó có thể thành nước phát triển, nếu không Make in Vietnam thì chúng ta cũng không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mở đầu bài phát biểu tại lễ Phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2020, diễn ra ngày 19/8, tại Hà Nội như vậy.

Cụm từ "Make in Viet Nam" được sử dụng lần đầu tiên trong tin hoạt động của Bộ Thông tin và truyền thông vào ngày 24/12/2018. Theo đó, tại Diễn đàn Công nghệ Thông tin - Truyền Thông Việt Nam – Myanmar với chủ đề "Chuyển đổi số trong Chính phủ" tổ chức tại Myanmar, các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến các sản phẩm và giải pháp "Make in Viet Nam" với những trải nghiệm thực tế tại triển lãm được tổ chức bên lề Diễn đàn.

Cụm từ "Make in Vietnam" một lần nữa được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, nhắm tới việc phát triển IoT (Internet vạn vật) là định hướng trọng tâm trong thời gian tới của Bộ để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiệu "Make-in-Viet Nam" vươn tầm thế giới.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thuận lợi của Make in Vietnam là chúng ta có đủ thời gian làm gia công cho nước ngoài, thậm chí có cả những công ty đã thiết kế thuê mô- đun hoặc thiết kế thuê cả sản phẩm trọn vẹn.

Đối với công cuộc Make in Vietnam, cái cần nhất là có vấn đề cần giải quyết. Vấn đề có thể do Chính phủ, xã hội hoặc doanh nghiệp đặt ra. Bởi vậy, đưa vấn đề của mình, bài toán của mình ra khỏi nhà của mình chính là cách tốt nhất để thúc đẩy Make in Vietnam.

"Nếu nhìn thực trạng công nghệ cao của Việt Nam chưa xuất hiện nhiều mà đánh giá rằng không cạnh tranh được với nước ngoài thì chúng ta sẽ mãi mãi không phát triển được. Ngược lại, cần xem việc chưa có nhiều sản phẩm công nghệ nội địa là cơ hội phát triển sản phẩm của mình.

Thị trường 100 triệu dân ở Việt Nam là thế mạnh cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì không ai hiểu người Việt, nhu cầu của người Việt hơn người Việt Nam", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Do vậy, theo Bộ trưởng, doanh nghiệp công nghệ số cần chủ động, tập trung nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu thị trường đầy tiềm năng này.

Trong khi đó, để thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số, giải các bài toán Việt Nam, tôn vinh các sản phẩm công nghệ số suất sắc, có giá trị thực tế, góp phần cho sự phát triển Chính phủ số - Xã hội số - Kinh tế số và kiến tạo Quốc gia số, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp tổ chức công bố giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam 2020".

Giải thưởng sẽ là sự đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lý, kết nối các nhà đầu tư để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn.

Bộ trưởng đánh giá, đây là lần tiên một giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số, với quy mô lớn tầm quốc gia, quy tụ mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giới ICT nước nhà và là giải thưởng cao nhất trong ngành.

"Các sản phẩm Make in Vietnam xuất sắc sẽ là trụ cột trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về kinh tế số.

Năm nay, với sự đặc biệt khi vừa phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế, các sản phẩm phòng chống Covid-19 hiệu quả, các nền tảng số hỗ trợ học tập, làm việc trên môi trường số sẽ được xem xét.

Phần thưởng lớn nhất của giải thưởng là Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lý, kết nối các nhà đầu tư để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn.", Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông nhấn mạnh tại lễ phát động Giải thưởng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Dove Ngăn mùi - hành trình nâng niu và "cất cánh" sự tự tin của phái đẹp

Mỗi cô gái đều có hành trình riêng để “cất cánh” và khẳng định mình. Với Dove Ngăn mùi đồng hành, họ vượt qua nỗi sợ, thử thách với phong cách mới và tìm lại đam mê. Dove Ngăn mùi không chỉ là chăm sóc da dưới cánh tay mà còn tiếp thêm sức mạnh, để phái đẹp tự tin tỏa sáng.