Trình Phương là một nhà thiết kế nội thất. Đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, song đây là lần đầu tiên chị được trải nghiệm xây dựng một căn nhà cho 3 thế hệ với 7 thành viên, gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, 2 vợ chồng và cậu con trai. Căn nhà được xây dựng tại vùng ngoại ô với vị thế: phía nam là dòng sông, phía bắc là cánh đồng lúa.
Trước đây, bố chồng cô phát hiện một toà nhà có nguy cơ đổ sập nên bàn với vợ chồng Trình Phương về quê làm việc từ xa, phá bỏ căn nhà để làm lại công trình mới. Sau khi hoàn tất 7 thành viên sẽ cùng chuyến đến đây, thuận tiện chăm sóc bố mẹ 2 bên.
Căn nhà có diện tích 120m2, với 2,5 tầng. Nhìn từ bên ngoài căn nhà như những khối hộp vuông được ghép lại với nhau. Mặt bắc của căn nhà hướng ra cánh đồng, còn một mặt hướng ra một góc sân nhỏ.
Do người già không thể leo lên tầng cao, Trình Phương thiết kế toàn bộ không gian tầng 1 dành cho 4 bố mẹ với đầy đủ phòng ngủ, WC và sân sinh hoạt. Tầng 2 là không gian sinh hoạt chung của vợ chồng cô với 3 phòng ngủ và phòng làm việc.
Đều là con một nên vợ chồng Trình Phương phải gánh vác trọng trách chăm sóc cha mẹ 2 bên. Hai vợ chồng chị sống ở thành phố nhưng luôn đau đầu suy nghĩ chuyện phải về nhà chồng hay nhà vợ mỗi dịp lễ Tết. Đây là lý do khiến gia đình chị xây dựng căn nhà này. Sau khi sống chung, những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống đều được giải quyết. Công việc của 2 vợ chồng chị được làm từ xa và có thêm bố mẹ 2 bên hỗ trợ việc chăm sóc cậu con trai.
Hàng ngày, thông gia 2 bên có để đưa cháu ra ngoài đồng xem ruộng lúa, đi dạo quanh ruộng rau và trò chuyện với hàng xóm. ''Không có một căn biệt thự nào ở thành phố có thể đem đến cho chúng tôi trải nghiệm như vậy. Cả gia đình chung sống dưới một mái nhà. Chúng tôi không phải đi lại giữa 2 bên. Điều này giảm bớt rất nhiều gánh nặng cho cả hai'', chị chia sẻ.
Vì gia đình có người lớn tuổi nên vợ chồng Trình Phương kỹ lưỡng trong việc chọn nội thất, sử dụng gỗ có tông màu ấm để trang trí. Ở tầng 1 không gian thưởng trà được thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế.
Giữa nhà là khu vực phòng ăn được đặt bàn gỗ lớn, dài. Từ đây gia chủ có thể ngắm khoảng sân giữa giúp không gian sống thêm phần mát mẻ.
Dẫn lên tầng 2 là cầu thang được thiết kế sáng tạo. Thay vì sử dụng bức tường lan can, gia chủ thay thế bằng những sợi dây chắc chắn để đảm bảo an toàn. Giải pháp này giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn.
Đặt chân lên tầng 2, bạn sẽ nhìn thấy phòng khách được thiết kế cạnh ô cửa sổ lớn nhìn thẳng ra cánh đồng lúa. Cách thiết kế mà Chính Phương hướng đến sẽ tạo sự liên kết giữa các tầng. Chị để những khoảng trống để người ở tầng 1 có thể giao tiếp với người ở tầng 2. Khác với nhà chung cư, mọi thành viên thường sống trong phòng riêng, thậm chí nhắn tin qua mạng để nói chuyện... còn ở đây mọi người có thể gọi nhau dễ dàng.
Cách đó chỉ vài bước chân là khu vực làm việc. Không gian này được thiết kế mở, chỉ một lan can di động được làm vách ngăn. Chồng chị thường làm việc ở đây và vẫn có thể quan sát được con chơi trong khu vực phòng khách.
Liền kề với đó phòng ngủ của vợ chồng Trình Phương. Căn phòng được thiết kế rộng đủ diện tích cho trẻ em chạy nhảy, vận động leo trèo, cửa số lớn giúp đón ánh nắng.
Gia đình 3 thế hệ với 7 thành viên cảm thấy may mắn khi được sống chung trong một căn nhà. Sau khi xây dựng, căn nhà là điểm lui tới thường xuyên của những người họ hàng.
Theo Sohu