Các bé ở tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều mới. Ở giai đoạn này, các trò chơi vận động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Điều này không chỉ giúp bé phát triển thể chất mà còn giúp tăng cường trí thông minh hiệu quả.
Những trò chơi để bố và con cùng chơi với nhau
Nhiều mẹ than phiền ở thành phố thường rất ít không gian cho trẻ chơi. Thêm vào đó, bố mẹ bận rộn chỉ thích lướt điện thoại, ipad chứ không chơi với con. Trường hợp như nhà chị H (sống tại Hà Nội) là một điển hình. Sau khi chồng đi làm về liền xem ngay điện thoại, để mặc chị và con trai chơi với nhau. Cuối cùng, bà mẹ trẻ đã nghĩ ra cách tạo ra nhiều trò chơi để hai bố con tương tác, chơi với nhau nhiều hơn.
Gợi ý cho các mẹ một số trò chơi vui, dễ dàng giúp giải trí, gắn kết tình cảm gia đình. Chắc hẳn khi thấy con vui, các bố cũng sẽ không còn thích thiết bị điện tử nữa mà thay vào đó là dành thời gian chơi với con.
Những trò chơi để bố và con cùng chơi với nhau
1. Trò thả giấy
Bố sẽ đứng lên ghế cao, cầm theo một chiếc giỏ nhỏ bên trong đựng các mẩu giấy. Người lớn sẽ lần lượt thả từng tờ giấy xuống. Nhiệm vụ của bé là cấm chiếc giỏ và hứng những tờ giấy rơi xuống. Trò này không chỉ giúp con rèn phản xạ nhanh tay nhanh mắt mà chi phí cũng không đắt đỏ. Giấy thì các mẹ có thể chọn giấy ăn cho mỏng và nhẹ nhé.
2. Trò chụp bóng
Bố là người lăn bóng với tốc độ nhanh / chậm tăng dần về phía bé. Ở đầu kia, em bé cầm từng cốc và chụp sao cho bóng vào trong cốc. Trò này giúp con vận động tay, mắt, phải bắt bóng làm sao cho chính xác. Chắc chắn các bé sẽ rất hào hứng với trò chơi này.
3. Trò tung bóng
Trò chơi này khá dễ vì nguyên liệu chỉ cần những quả bóng bay tự thổi. Hai bố con sẽ cùng tâng bóng so xem bóng của ai rơi xuống trước. Trò này rèn luyện sức khoẻ cho bé rất nhiều vì con sẽ phải hoạt động cả tay, chân, mắt.
4. Trò lăn bóng
Dùng một quả bóng đá hoặc bóng rổ hoặc bất kì loại bóng nào để chơi trò này. Mẹ sẽ sắp xếp chướng ngại ở phía trước, yêu cầu bé dùng bóng lăn đến làm đổ chướng ngại. Trò này tương tự như ném bowling nên chắc chắn con sẽ thích.
5. Trò hứng bút
Bố sẽ tạo ra mặt phẳng nghiêng, sau đó dùng bút hoặc hòn bi lăn về phía bé. Ở đầu bên này, nhiệm vụ của con là phải hứng được những vật bố lăn xuống.
6. Nhảy và dừng theo nhạc
Đây là một trong các trò chơi cho bé 3 tuổi rất được nhiều bé yêu thích nhất hiện nay. Nhảy luôn là cách vận động cơ thể tốt nhất và cũng để hình thành phản xạ vận động cho trẻ. Trò chơi vận động mầm non này sẽ vui và thú vị hơn nếu có nhiều bé tham gia.
Cách chơi: Mở nhạc và để các bé tự do nhảy theo cách mà bé mong muốn. Sau đó, sẽ thay đổi bài hát khác nhau. Yêu cầu mỗi khi bài hát thay đổi các bé cần phải thay đổi cách nhảy. Hãy để người hỗ trợ quan sát bé.
7. Vượt chướng ngại vật trong nhà
Trò chơi trẻ em này cần có không gian rộng. Nếu bạn có một ngôi nhà lớn đủ không gian và ngôi nhà có các khu vực dành cho trẻ em, bạn nên thử điều này vào những ngày mưa.
Cách chơi: Tạo một khóa học vượt chướng ngại vật với các quy tắc cụ thể về những việc phải làm hoặc cách di chuyển xung quanh từng chướng ngại vật. Ví dụ, nếu có một cái ghế hoặc một cái bàn, hãy nói với bọn trẻ rằng cần phải chui xuống dưới nó. Nếu có vòng lắc eo, trẻ phải sử dụng vòng hai lần hoặc ba lần trước khi chuyển sang chướng ngại vật tiếp theo... Đứa trẻ chỉ nhận được điểm nếu đã vượt qua tất cả các chướng ngại vật đang có.
Trẻ lớn lên tự tin và có chỉ số IQ vượt trội nếu được chơi cùng bố
Nghiên cứu của các học giả tại Khoa Giáo dục, Đại học Cambridge và Quỹ LEGO, đã tập hợp các bằng chứng trong 40 năm qua để hiểu thêm về cách các ông bố chơi với con khi chúng còn rất nhỏ (từ 0 đến 3 tuổi). Và kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi lớn lên, những đứa trẻ chơi với bố sẽ dễ kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình hơn.
Những đứa trẻ đã trải qua thời gian vui chơi chất lượng cao với cha chúng ít có nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn gọi là ADHD và các vấn đề về cảm xúc và hành vi. Những đứa trẻ này dường như kiểm soát sự hung hăng của bản thân tốt hơn và ít có khả năng mất bình tĩnh với những đứa trẻ khác trong trường.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra bằng chứng cho thấy việc chơi đùa giữa cha và con trai chủ yếu tăng khi còn nhỏ và sau đó bắt đầu giảm dần khi trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới bên ngoài gia đình (chẳng hạn như ở trường), hoạt động thể chất giữa cha và con là đặc biệt quan trọng để giúp trẻ đối phó với những khó khăn gặp phải ở thế giới bên ngoài.