Bỏ mặc con cũng là một hình thức xâm hại nghiêm trọng

| 28-10-2022 - 18:00 PM

(Tổ Quốc) - Tuy không gây tổn thương vật lý trên cơ thể nhưng các hành động bỏ rơi, phớt lờ, hay đe dọa không yêu thương con nữa... cũng là những hành vi bạo lực tinh thần dẫn đến những tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho con.

Nhiều cha mẹ không nhận thức rằng bỏ mặc trẻ là xâm hại trẻ

 Không phải phụ huynh nào cũng nhận thức được đúng và đủ về các phương pháp giáo dục con trẻ, đâu là những hành vi, lời nói tiêu cực của mình có thể khiến con bị tổn thương. Bởi cha mẹ nào cũng nghĩ mình đang làm điều tốt nhất cho con, mọi hành vi đều mang danh nghĩa của tình yêu thương, của trách nhiệm dạy dỗ, uốn nắn và quyền hạn của cha mẹ đối với con cái.

Nhiều phụ huynh vẫn còn hành xử theo bản năng, cảm xúc, trong khi kiến thức về nuôi dạy trẻ chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc, bản thân lại chịu nhiều áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống, nên nhiều lúc có những lời nói, hành vi gây tổn thương sâu sắc cho con.

Tập 6 mùa 2 của chuỗi tiểu phẩm giáo dục cộng đồng Sinh Con, Sinh Cha do Generali phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam sản xuất với tên gọi  "Liệu bạn còn muốn bỏ mặc con mình?" là lời cảnh tỉnh cho cha mẹ về những hành vi xâm hại tinh thần con mà đặc biệt là hành vi ít ai nghĩ lại có nhiều hệ lụy nghiêm trọng lên sức khỏe tâm sinh lý cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ: Đó chính là bỏ mặc trẻ! 

Vì chưa thực sự hiểu con cha mẹ vô tình tạo ra những vết sẹo khó lành

"Con đứng yên đấy, úp mặt vào tường. Hư và bướng quá thể, nói một nghìn lần không nghe, mẹ không yêu con nữa. Vứt ra đường cho ai nhặt nuôi thì nuôi nhớ." Rồi mẹ đóng sầm cửa, để con đứng khóc một mình ngoài cổng.

Hình ảnh mở đầu tập phim Sinh Con, Sinh Cha số 6 chắc chắn là hình ảnh khá quen thuộc ở nhiều gia đình khi nhiều bậc cha mẹ cho rằng khi con không vâng lời, nghiêm khắc trừng phạt, đe dọa bỏ rơi con sẽ khiến con sợ mà không tái phạm lỗi sai.

Trên thực tế, hành động đe dọa và vứt con ra đường hay phớt lờ và không quan tâm đến trẻ gây ra những sợ hãi và những "vết sẹo" tổn thương như nhau. Những vết thương về thể chất có thể lành theo thời gian, nhưng những vết sẹo về tinh thần có thể đi theo con đến suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tương lai của con. Đặc biệt là trong giai đoạn đóng dấu từ 0 – 6 tuổi, mọi trải nghiệm, tương tác của trẻ với cha mẹ, với thế giới xung quanh đều được trẻ tiếp nạp và đóng dấu lại trong tiềm thức, định hình tính cách và con người của trẻ sau này. 

photo-1

Bỏ mặc con cũng là một hình thức xâm hại trẻ nghiêm trọng

Việc thường xuyên không kiểm soát được cảm xúc dẫn đến những lời mắng nhiếc, đe dọa, hay hành vi bỏ mặc con trẻ xuất phát từ thực tế cha mẹ chưa có nhận thức và hiểu biết đầy đủ về các đặc điểm tâm sinh lý của con nên có những mong đợi và kỳ vọng chưa phù hợp. Khi con vẽ lên tường, con bày bừa đồ chơi, con chạy nhảy trong nhà, cha mẹ đã vội đánh mắng mà không hay biết con đang trong độ tuổi khám phá nên mọi thứ xung quanh đều là những học cụ, món đồ chơi để trẻ tương tác và tìm hiểu về thế giới.

Trong suy nghĩ non nớt của con thì định nghĩa và tiêu chuẩn về sự gọn gàng, được phép hay không được phép "nghịch" cũng rất khác với người lớn. Nếu không được cha mẹ kiên nhẫn hướng dẫn cụ thể thì con cũng không thể hiểu chuyện mà làm đúng ngay được. Nhiều cha mẹ chưa kịp tìm hiểu nguyên nhân, giải thích rõ ràng, đã vội trách phạt con khiến trẻ tổn thương và không "rút kinh nghiệm" được cho lần sau.

Cùng "Sinh Con, Sinh Cha" nói không với xâm hại tinh thần con Trẻ nhỏ luôn cần cảm giác được yêu thương, quan tâm và cảm thấy an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Bỏ mặc con hoặc dọa bỏ mặc con, không quan tâm con, không thể hiện tình yêu thương với con sẽ tước đi nhu cầu và quyền được yêu thương của con là một số hình thức xâm hại tinh thần khá nghiêm trọng. Cha mẹ hãy nói lời yêu thương, ôm ấp, vỗ về, và trò chuyện với con thật nhiều. Cha mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình nuôi dạy con. Trẻ nhỏ có xu hướng thích khám phá và mọi thứ xung quanh trẻ đều mới lạ. Nếu trẻ chưa làm tốt hoặc chưa làm đúng ý cha mẹ, cha mẹ cần kiên nhẫn dạy bảo, hướng dẫn cụ thể để trẻ có thể làm tốt hoặc làm đúng hơn trong những lần sau. Cha mẹ hãy có cách tiếp cận tích cực hơn để khuyến khích những hành vi tốt ở trẻ như làm gương cho trẻ; cùng con thiết lập các quy tắc và thỏa thuận trong gia đình; dạy cho con về hậu quả của những hành vi tiêu cực và cho trẻ cơ hội làm theo hướng dẫn của cha mẹ trước khi áp dụng (cắt giờ xem TV, không được ăn kem…); dùng ngôn ngữ tích cực, nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể giúp trẻ thực hiện theo; không vội vàng cấm đoán, áp đặt, dán nhãn trẻ là đứa trẻ hư, khó bảo, không vâng lời…; thường xuyên ghi nhận, khích lệ, dộng viên trẻ… 

photo-1

Cha mẹ cần động viên, khích lệ con để con luôn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ

Cha mẹ hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc tránh gây tổn thương con trong những tình huống nóng giận. Cha mẹ hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn, chữa lành những cảm xúc tiêu cực bên trong để không vô tình biến con cái, người thân là nơi xả stress những lúc căng thẳng. 

"Sinh Con, Sinh Cha" mùa 2 – Tập 6: Liệu bạn còn muốn bỏ mặc con mình (Insert video)

The Human Safety Việt NamSinh Con, Sinh Cha tiếp tục đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình nuôi dạy con trẻ với chuỗi tiểu phẩm trực tuyến phiên bản 2022. Truy cập fanpage Sinh Con, Sinh Cha và tham gia nhóm cộng đồng Sinh Con, Sinh Cha để theo dõi chuỗi tiểu phẩm cùng nhiều nội dung làm cha mẹ thú vị, bổ ích. Đây là chương trình giáo dục cộng đồng về làm cha mẹ được biên soạn và xây dựng bởi Generali Việt Nam và Quỹ BTTEVN với tài liệu tham khảo từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM