Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng

Mặt Trứng | 10-12-2021 - 23:47 PM

(Tổ Quốc) - Đây đều là những ứng dụng đã quá quen mặt với các game thủ Việt khoảng 20 năm về trước.

Cách đây khoảng 20 năm về trước, Internet lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và thật sự đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Thời điểm ấy, Internet không nhanh, cũng chẳng quá phổ biến như bây giờ mà thường hoạt động dưới dạng các quán cafe Internet. Nhưng sẽ chẳng quá nếu nói rằng nó đã mở ra một thế giới mới cho các game thủ Việt Nam thời bấy giờ, và mặc dù khi công nghệ có phát triển, những ứng dụng, sáng tạo mới đua nhau xuất hiện nhưng chắc chắn, các game thủ Việt đã từng trải qua thời kỳ Internet sơ khai ấy sẽ chẳng bao giờ quên được những ứng dụng mang đầy tính hoài niệm dưới đây.

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 1.

Yahoo Messenger

Không phải Facebook, Yahoo Messenger mới được coi là phương thức liên lạc online "thời thượng" nhất bấy giờ. Ngày nay, chúng ta có thể video call chỉ với một chiếc smartphone đơn giản nhưng hơn 20 năm về trước, việc set up và sử dụng webcam, cho hình ảnh nhòe mờ vỡ hình lại là một điều khá phức tạp với phần lớn game thủ.

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 2.

Và tới tận thời điểm hiện tại, Yahoo Messenger tuy đã không còn ai sử dụng nhưng những "âm hưởng" của nó thì vẫn kéo dài. Hãy cứ để ý, chẳng thiếu người vẫn còn sử dụng những emo viết tắt bằng các ký hiệu như :)), =)) để thể hiện cảm xúc trong giao tiếp. Và đó, đều xuất phát từ Yahoo Messenger đấy.

Blog360

Không có Facebook, nhưng thời xưa, Blog360 lại là một trong những "thú chơi" khá hay của các game thủ Việt. Khác với Facebook bây giờ, nơi người xem chỉ có thể trang hoàng, thể hiện sự khác biệt qua ảnh đại diện, Blog360 là nơi để các game thủ thỏa sức sáng tạo, tung hoành trong việc xây dựng nên sự khác biệt cho "ngôi nhà" của mình.

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 3.

Đó cũng là nơi mà những tâm sự tuổi hồng, những dòng nhật ký được các game thủ trút ra và tận hưởng sự sẻ chia từ những người bạn. Tới tận bây giờ, không ít người vẫn nuối tiếc về một thời Blog360 đáng nhớ.

Photobucket

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 4.

Ứng dụng này có thể nhiều người chưa sử dụng, nhưng nó chắc chắn là một phần tuổi thơ của không ít game thủ. Về cơ bản, Photobucket là nơi để lưu trữ những bộ ảnh, khoảnh khắc đáng nhớ của người dùng. Thời xưa làm gì có Google Drive hay những kho lưu trữ tương tự chứ. Và với thế hệ game thủ ngày ấy, đa số ảnh, kỷ niệm của họ đều được gìn giữ trên Photobucket mà thôi.

Hamachi

Đây có lẽ là thứ mà thời xưa không game thủ nào là không biết tới. Phần mềm giả LAN Hamachi sẽ cho phép những trò chơi LAN có thể kết nối được các game thủ với nhau. Không phải là phần mềm giả LAN duy nhất vào lúc ấy, nhưng nói về độ phổ biến thì hiếm ứng dụng nào sánh kịp với Hamachi.

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 5.

Trước khi có sự xuất hiện của ứng dụng Garena, những kèo đấu cỏ tại các quán net gần như đều sử dụng mạng LAN 100% thôi.

G-Cafe

Blog360, G-Cafe, Yahoo Messenger và những ứng dụng mà game thủ ngày nay chỉ được nghe chứ chẳng bao giờ có cơ hội sử dụng - Ảnh 6.

Một sự tiến hóa về công nghệ dành cho các chủ quán net cỏ thời xưa. Thay thế cho các quyển sổ truyền thống ghi chép giờ chơi của game thủ, với ứng dụng G-Cafe, các chủ quán net đã dễ dàng hơn trong việc kiểm soát tình hình, tránh quán net rơi vào cảnh nhiễu nhương, hỗn loạn như trước. Đã từng có thời, mọi quán net đều lắp đặt G-Cafe và nó cũng trở thành ứng dụng quen thuộc với không ít game thủ, tạo ra trào lưu tạo tài khoản chơi net kéo dài tới tận bây giờ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM