Trong cuốn sách mới được xuất bản của mình có tên Cách tránh thảm họa khí hậu - How to Avoid a Climate Disaster, Bill Gates gạch đầu dòng những điều cần làm để triệt tiêu khí nhà kính đang một phần khiến khí hậu toàn cầu đang ngày một xấu đi.
Nhà đồng sáng lập Microsoft, hiện đang là đồng chủ tịch Quỹ Bill và Melinda Gates và chủ tịch quỹ đầu tư cho các dự án năng lượng sạch Breakthrough Energy Ventures, vẫn tiếp tục khẳng định rằng ta cần đột phá ngành năng lượng để gột sạch những mảng bám tồn đọng trong nền kinh tế và cứu giúp những khu vực nghèo đói của thế giới. Trong cuốn sách mới, Gates chỉ ra những công nghệ cần có để giảm khí thải ở những lĩnh vực “khó nhằn”, như sản xuất thép, xi măng và nông nghiệp.
Ông nhấn mạnh rằng những sáng chế như vậy sẽ giúp mọi quốc gia có được cách hạn chế khí thải rẻ hơn, dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, ông Gates cũng sẵn sàng trả lời những lời chỉ trích nhằm vào cá nhân ông, cho rằng cách giải quyết vấn đề của Gates phụ thuộc quá nhiều vào “một phép màu năng lượng” vốn sở hữu quá trình phát triển tốn kém.
Chương cuối của cuốn sách đề ra một danh sách dài những quốc gia có khả năng tăng tốc quá trình đổi mới, những công việc bao gồm đánh thuế khí thải carbon, đề ra quy chuẩn cho điện sạch, nhiên liệu sạch và rót thêm những nguồn tiền đầu tư dồi dào cho mảng nghiên cứu và phát triển (R&D). Bill Gates kêu gọi các chính phủ hãy tăng gấp 5 lần lượng tiền đầu tư hàng năm cho năng lượng sạch, đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ sẽ chi thêm 35 tỷ USD.
Gates tự nhận định mình là một người lạc quan, nhưng thừa nhận đó là một kiểu lạc quan cưỡng ép. Ông viết hẳn một chương sách đề cập tới vấn đề biến đổi khí hậu khó giải quyết ra sao, và dù ông liên tục nói rằng ta CÓ THỂ phát triển những công nghệ cần thiết để CÓ THỂ tránh được đại họa, ngày càng nhiều yếu tố chỉ ra rằng ta sẽ không làm điều đúng đắn.
Phóng viên James Temple công tác tại tạp chí MIT Technology Review đã trò chuyện với Gates hồi tháng 12 về cuốn sách mới, về những giới hạn Gates đặt ra cho sự lạc quan của chính mình cũng như những thay đổi trong cách nghĩ của Gates về biến đổi khí hậu. Dưới đây là bản lược dịch màn hỏi đáp của hai người.
Trong quá khứ, dường như ông không muốn dính dáng tới những chính sách liên quan tới biến đổi khí hậu, khiến người đời chỉ trích ông quá tập trung vào việc tạo ra những đổi mới về mặt công nghệ. Liệu ông có nghĩ khác trước chưa, hay việc nhắc tới các chính sách trong cuốn sách là một lựa chọn có cân nhắc cẩn thận?
Nhìn chung, tôi thoải mái hơn nếu có thể cải thiện tình hình mà không cần tới những yếu tố chính trị. Quá trình tìm kiếm những nhà khoa học có tài và hậu thuẫn hàng loạt những cách thức tiếp cận vấn đề xảy đến với tôi tự nhiên hơn.
Nhưng lý do tôi cười khi nghe câu hỏi là đây: khi nghĩ tới công việc chăm sóc sức khỏe toàn cầu, đã có cả một thập kỷ dài nơi tôi nhận ra rằng để có được những tác động như mong muốn, chúng tôi phải làm việc với các cơ quan phi chính phủ và cả với chính quyền các nước đang thực sự xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe bền vững.
Ban đầu, tôi có suy nghĩ ngây thơ rằng “Mình cứ tạo ra vắc-xin sốt rét và để người khác lo chuyện tiêm phòng thực tế”. Rõ ràng đây không phải ý hay. Tôi nhận ra rằng với nhiều thứ bệnh dạng này, bao gồm tiêu chảy và bệnh gây ra do phế cầu khuẩn, ta đã có sẵn vắc-xin. Thử thách đưa thuốc ra với công chúng lại mang tính chính trị, với những công việc như định giá thuốc, gây quỹ và tìm cách thu hồi vốn phát triển, chứ khó khăn không nằm tại mảng khoa học.
Bill Gates được tiêm vắc-xin Covid-19.
Nhưng với vấn đề [biến đổi khí hậu], không nghi ngờ gì việc ta cần chính phủ trực tiếp can thiệp thông qua các chính sách. Ví dụ như thép sạch: nó không tạo ra lợi ích trước mắt nào cả. Không nhu cầu thép sạch hiện hữu trên thị trường. Ngay cả khi có thuế carbon là thấp trên mỗi tấn thành phẩm, thép sạch vẫn không thể đại trà được. Ta cần mức thuế carbon ở khoảng 300 USD/tấn. Và để thúc đẩy mảng này phát triển, ta cần nghiên cứu và phát triển ở mức cơ bản, rồi cần thực sự có nguồn lực tài chính để trả mức thuế kia, cả hai yếu tố này đều phải tới từ cả chính phủ lẫn các đơn vị khác như công ty hay các cá nhân.
Nhưng bạn cũng biết đó, ta cần rất nhiều đất nước cùng chung tay tham gia quá trình này.
Ông đã vài lần nói mình là người lạc quan. Nhưng hiển nhiên, “lạc quan” là một khái niệm khách quan. Ông có nghĩ rằng ta thực sự giữ được mức nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 2 độ C hoặc thấp hơn không?
Điều này yêu cầu ta phải có chính sách đúng đắn, với sự tham gia của rất nhiều nước, bên cạnh đó gặp may mắn ở một vài tiến bộ khoa học. Đây là trường hợp tốt nhất có thể xảy ra. Bất cứ kế hoạch nào có kết quả tốt hơn thế đều phi thực tế, và thậm chí có những giai đoạn khiến ta cảm thấy mục tiêu như thế cũng vẫn không đủ thực tế.
Nó vẫn là một phần của vấn đề, cần quá trình tiến bộ dài hơi để giải quyết được. Ví dụ như câu hỏi liệu ta sẽ có được phép màu trong ngành lưu trữ năng lượng không? Nhân loại không thể dựa dẫm mãi vào điều đó được.
Những trang trại năng lượng sạch vẫn cần công nghệ lưu trữ năng lượng hiệu quả. Ứng cử viên sáng giá nhất hiện tại vẫn là pin lithium-ion.
Pin ngày nay, ngay cả khi nhân khả năng lưu trữ lên 20 lần, cũng không giữ hiệu quả được số năng lượng sạch không liên tục như gió và ánh sáng Mặt Trời. Chúng ta không thể tạo ra đủ pin; quá trình này quá đắt đỏ. Vậy nên phải tìm những hướng đi khác như phân hạch và hợp hạch, cung cấp một nguồn điện đáng tin cậy, và rồi ta sẽ lại lệ thuộc vào chúng hơn bất kỳ cách thức sản xuất năng lượng nào khác.
Trong cuốn sách, ông nói tới rất nhiều vấn đề khó giải quyết. Điều khiến tôi suy nghĩ nhiều nhất là thực phẩm. Quy mô quá lớn, mà chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi. Về cơ bản, chúng ta không có thứ gì loại bỏ được hoàn toàn khí thải đậm đặc sản sinh ra từ việc nuôi gia súc và các thứ phân bón. Ông có hy vọng gì nhiều vào ngành nông nghiệp không?
Có những công ty, bao gồm Pivot Bio được đầu tư bởi Breakthrough Energy Ventures, có cách thức giảm lượng phân bón cần trong trồng trọt. Ta có những tiến bộ trong công nghệ hạt giống, bao gồm những thứ hạt có cơ chế sinh trưởng tương tự hạt họ đậu: chúng có thể biến nitro có trong đất thành những chất cây có thể hấp thụ được. Nhưng khả năng cải thiện quang hợp và xử lý nitro lại là nằm trong số những mảng khoa học ít được đầu tư nhất.
Vấn đề xử lý động vật nuôi thì khó giải quyết. Có những cách giải quyết như cho gia súc ăn những thứ thực phẩm khác, ví dụ như một hợp chất giảm tới 20% lượng methane mà động vật thải ra. Nhưng đáng buồn là những vi khuẩn sản sinh methane trong ruột động vật lại là yếu tố quan trọng trong quá trình phân giải cỏ. Vậy nên tôi không rõ có cách thức xử lý thân thiện với môi trường nào khác không. Tôi e ngại rằng thực phẩm tổng hợp trong phòng thí nghiệm [những thứ thay thế protein tương tự bánh burger làm từ thực vật] sẽ là yếu tố cần thiết, ít nhất là trong sản xuất thịt bò nhân tạo.
Bánh burger có nguồn gốc thực vật.
Những doanh nghiệp như Memphis Meat có thể tạo ra thịt từ cấp tế bào trở đi - tôi không rõ liệu cách thức này có hiệu quả được về mặt kinh tế không. Nhưng hai công ty Impossible và Beyond đều có lộ trình phát triển, điều này sẽ khiến họ có sức cạnh tranh lớn.
Xét tới quy mô của [thịt nhân tạo] trong thế giới ngày nay, chúng không đại diện được tới 1% sản lượng thịt toàn cầu, nhưng chúng đang trên đà đạt được mức đó. Breakthrough Energy đã đầu tư vào 4 nơi nhằm giúp họ sản xuất được nguyên liệu chế biến một cách hiệu quả. Đây là lĩnh vực mà tôi từ 5 năm trước cho là một trong những thứ khó nhất, bên cạnh thép và xi măng.
Ông có nghĩ rằng thịt có nguồn gốc thực vật hay tới từ phòng thí nghiệm có thể là giải pháp cho bài toán protein toàn cầu, ngay cả với những nước nghèo? Hay ông nghĩ rằng nó chỉ đóng góp một phần vào sản lượng thịt bởi như những gì ông từng nói, tình cảm ta dành cho bánh mì kẹp thịt vẫn lớn và gia súc, gia cầm vẫn là trọng tâm của nhiều nền kinh tế khắp thế giới?
Với Châu Phi và nhiều nước nghèo khác, chúng ta sẽ phải dùng động vật biến đổi gen để tăng sản lượng thịt trên mỗi đơn vị phát thải. Kỳ lạ là, nhờ năng suất lớn, sản lượng thịt Hoa Kỳ trên mỗi đơn vị khí thải phát ra vẫn cao hơn Châu Phi. Cũng nhờ một phần công sức từ quỹ Bill và Melinda Gates, chúng ta đang hưởng lợi từ gia súc có gốc gác Châu Phi, tức là chúng vừa sống tốt khi nhiệt độ tăng cao, lại vừa thỏa mãn được cả nhu cầu thịt và sữa của Hoa Kỳ.
Vậy nên tôi không nghĩ 80 nước nghèo nhất thế giới sẽ ăn thịt nhân tạo đâu. Tôi nghĩ rằng tất cả những nước giàu có nên chuyển hoàn toàn sang thịt nhân tạo. Bạn có thể quen với mùi vị mới, và nhiều nơi khẳng định chúng sẽ ngày càng ngon hơn. Dần dần, ta có thể thay đổi thói quen tiêu dùng hay sử dụng các điều lệ để xoay chuyển cán cân nhu cầu.
Còn về vấn đề thịt tại các quốc gia có thu nhập trung bình và hơn, tôi nghĩ kế hoạch này khả thi. Nhưng đây là những địa điểm một người phải theo dõi thường niên để hiểu, và vấn đề chính trị nơi đây mang nhiều thử thách.
Trong cuốn sách, ông có nói về tầm quan trọng của công nghệ trực tiếp loại bỏ carbon khỏi không khí. Ông cũng có nói về việc sử dụng cây xanh mới trồng như một giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu là phóng đại quá mức. Vậy phản ứng của ông ra sao trước những công ty tuyên bố trồng cây để bù lượng khí thải họ đưa ra môi trường?
Để tự bù lượng carbon mình thải ra, tôi sử dụng nhiên liệu sạch cho máy bay. Ở những dự án xây nhà cho người nghèo, tôi chịu kinh phí thay thế hệ thống sưởi bằng khí đốt tự nhiên bằng các hệ thống bơm nhiệt chạy điện. Tôi có cung cấp ngân sách cho Climeworks, một công ty Thụy Điển phát triển công nghệ loại bỏ carbon dioxide trong không khí và lưu trữ vĩnh viễn dưới lòng đất.
Sau khi tính toán lượng khí thải mình đưa ra môi trường và nỗ lực bù trừ, thì chi phí rơi vào khoảng 400 USD cho mỗi tấn khí thải.
Còn những bên tuyên bố có thể bù carbon chỉ với 5 USD, 15 USD hay 30 USD cho mỗi tấn khí thải ư? Bạn cứ để mắt nhìn mà xem.
Có ý tưởng cho rằng chỉ là ngẫu nhiên khi nơi có đất tốt và nguồn nước dồi dào lại không có cây mọc, nếu trồng cây vào đó, chúng sẽ tồn tại tới cả ngàn năm! Đây là quan niệm sai lầm.
Những dự án trồng cây như vậy đều thiếu căn cứ, khiến cho toàn bộ nỗ lực trồng cây vẫn chưa thực sự chân thành. Đa số bên vẫn chưa biết cách cân nhắc và nhìn nhận vào sự thật. Vẫn còn nhiều thứ mánh lới cho phép người ta dùng ngân sách PR vào những hoạt động này nhưng lại chẳng có tác động thực tế.
Trang cung cấp nội dung 18 lớn nhất thế giới tuyên bố trồng một cây với mỗi 100 video được xem.
Vậy nên tôi cho là không, những nỗ lực bù trừ khí thải này không bền vững. Theo chúng tôi nhận định, thứ có thể duy trì lâu dài là thu thập nguồn lực tài chính từ các công ty và người tiêu dùng để tự điều hướng thị trường sang thép sạch và xi măng sạch. Bởi lợi ích lâu dài vẫn hiện hữu, việc dồn tiền vào khía cạnh này thay vì trồng cây sẽ đóng góp vào tương lai. Ta cần nguồn lực từ các chính phủ, các công ty và tiền của các cá nhân để có thể phát triển thị trường này.
Tôi phải hỏi câu này: Microsoft đang trong quá trình xóa bỏ toàn bộ lượng khí thải họ tạo ra trong lịch sử. Họ muốn xử lý khí thải chỉ với chi phí 20 USD/tấn. Ông nghĩ con số này khả thi không?
Nhiều khả năng là không.
Ý tôi là, nếu bạn hỏi tôi của 10 năm trước liệu giá tấm pin năng lượng Mặt Trời sẽ rẻ tới đâu, tôi sẽ trả lời sai. Giá giảm sâu hơn bất cứ dự đoán nào.
Khoa học là một tổ hợp bí ẩn, và việc nói khoa học có thể làm X hay không thể làm X là trò đuổi bắt vô nghĩa. Trong nhiều trường hợp, chúng tạo ra được thứ không ai đoán trước được.
Nhưng ngay cả quy trình xử lý khí thải bằng dung dịch như Carbon Engineering đang làm cũng phải khó khăn lắm mới đạt mức 100 USD/tấn.
Hệ thống hút và lưu trữ khí thải carbon của Carbon Engineering.
Vậy nên đạt được mức 20 USD là khó khả thi. Rất nhiều chương trình bù khí carbon tuyên bố họ làm được điều đó vì để triệt tiêu carbon, bạn phải giữ nó không quay trở lại bầu không khí trong cả chu kỳ bán rã của chúng kéo dài 10.000 năm. Đa số khó có thể tính chi phí của 10.000 năm sẽ ra sao. Và tin tôi đi, những doanh nghiệp trồng cây kiểu này có cách đảm bảo rằng nếu rừng cháy, họ sẽ lại tìm ra một chốn thần tiên khác, nơi không có bóng thân cây nào, để trồng cây tiếp.
Nhưng không phải tôi khẳng định ta có ít chỗ trồng cây hay sẽ rất ít trong số những dự án bù carbon này sẽ thành công. Chúng ta vẫn nên áp dụng các những quy tắc và luật lệ; ta nên cấp quỹ cho những dự án hạn chế biến đổi khí hậu.