"Ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè" là một câu nói phổ biến được lan truyền ở Trung Quốc. Câu nói này đã được lưu truyền từ lâu, nhưng ít ai hiểu rõ được tại sao nó lại xuất hiện như vậy.
Dưới góc nhìn y học, bác sĩ Lý Vĩ thuộc Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Dược phẩm tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã có những phân tích rất chi tiết về ý nghĩa sâu xa và các nguyên tắc đằng sau nó.
Tại sao nên ăn củ cải vào mùa đông ăn gừng vào mùa hè?
Vào mùa đông khí hậu lạnh giá, hầu hết mọi người đều thích ở trong nhà và hạn chế ra ngoài. Nếu ở trong nhà lâu, chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng dạ dày khó chịu. Ngoài ra, vào mùa đông, người ta có xu hướng ăn nhiều và bồi bổ quá mức, điều này khiến cho dương khí trong cơ thể bị đẩy mạnh lên quá mức. Khi dương khí dư thừa, nó sẽ khiến nóng dạ dày, có thể sinh ra nhiều bệnh.
Để giải quyết vấn đề này cần phải dưỡng âm. Củ cải tươi và giòn, nó không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày đang bị kích thích mà còn giúp lưu thông khí trong cơ thể, điều chỉnh khí huyết, từ đó thải được khí dương dư thừa ra ngoài.
Trong khi đó, vào mùa hè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài nhiều do nóng nực, bên trong lại thiếu hụt. Để giải quyết tình trạng cơ thể bị thiếu dương khí, chế độ ăn vào mùa hè nên bổ sung một số thực phẩm có tính ấm như gừng, thì là… để cân bằng âm dương trong các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài cao, lỗ chân lông giãn nở, nếu đột ngột vào phòng điều hòa hoặc dùng nước lạnh để giải nhiệt sẽ dễ bị nhiễm bệnh nhanh chóng. Nhiều người rất thích ăn đồ lạnh vào thời gian dày, vì thế dễ dẫn đến tình trạng lạnh bụng. Gừng là thực phẩm có tính ấm nóng, ăn vào có thể giúp giảm bớt đầy bụng, tiêu chảy, phòng ngừa cảm lạnh.
Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, trong gừng có những thành phần như gingerol, giúp thúc đẩy lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh, phòng chống cảm lạnh, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Mỗi ngày uống 1 ly nước gừng thu về 5 lợi ích cho sức khỏe
1. Điều trị viêm miệng
Nước gừng có thể làm sạch miệng và loại bỏ hiệu quả các bệnh viêm nha chu, viêm nướu. Đối với người bị loét miệng, súc miệng bằng nước gừng ấm ngày 2 đến 3 lần còn có tác dụng bảo vệ răng, phòng và chữa sâu răng, cũng có thể làm dịu hơi thở có mùi.
2. Ổn định đường huyết
Gừng góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh tiểu đường nếu bạn sử dụng nó điều độ. Sử dụng tối đa 4g mỗi ngày có thể giảm lượng đường trong máu và điều chỉnh sản xuất insulin. Tiêu thụ gừng thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất 6 tuần sẽ có kết quả tích cực trong quản lý bệnh tiểu đường.
2. Chữa suy nhược thần kinh
Nếu bạn bị mất ngủ do suy nhược thần kinh, hãy thử uống 1-2 cốc nước gừng ấm vào mỗi buổi sáng và tối, có tác dụng bổ khí, tăng cường lưu thông máu, giúp hoạt huyết, loại bỏ chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
3. Cải thiện tình trạng da
Gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông khí và huyết, ngoài ra, gingerol có thể chống lại lipofuscin, "thủ phạm" gây ra các vết đồi mồi. Nó làm sạch máu của bạn và có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh về da. Uống nước gừng kết hợp với mật ong uống hằng ngày sẽ giúp làm sáng da tự nhiên, các vết đồi mồi và mụn sẽ thuyên giảm.
4. Phòng chống ung thư
Uống nước gừng trong thời gian dài, ngày 2 lần cũng có tác dụng giảm đau, kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức về gừng đã phát hiện ra rằng nước gừng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở một mức độ nhất định.
5. Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nutrition, khảo sát 4.628 người, trong độ tuổi từ 18 đến 77, cho thấy gừng làm giảm nguy cơ huyết áp cao. Ngoài ra theo The List, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ gừng làm giảm nguy cơ bị đau tim và hình thành cục máu đông cũng như giảm mức cholesterol và cải thiện lưu thông máu.
Những lưu ý khi sử dụng gừng
Dù gừng mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, thế nhưng nếu dùng sai cách, cơ thể của bạn cũng sẽ phải gánh chịu những tác hại khôn lường:
- Không nên ăn nhiều: Tuy gừng rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bởi gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
- Người bị xuất huyết không nên ăn gừng: Bởi gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ ăn vào sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Không nên ăn gừng vào buổi tối: Buổi tối, dương khí thu lại, âm khí thịnh, ăn gừng lúc này sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Gừng tươi bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Theo Aboluowang, Sohu